Thứ hai 05/05/2025 21:34

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương sáng 8/4, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, hiện EU đang cảnh giác với khả năng hàng hoá Trung Quốc, vốn trước đây xuất khẩu sang Mỹ, có thể sẽ tìm đường vào thị trường châu Âu do tác động của các mức thuế trả đũa giữa hai nền kinh tế lớn. Hiện nay, EU đang kiểm soát một số mặt hàng như: Thép, điện tử, tấm pin năng lượng mặt trời, tuabin gió từ Trung Quốc.

EU đang siết chặt nhập khẩu nhiều mặt hàng như thép, điện tử... (Ảnh minh hoạ)

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý: “Các quan chức EU cho biết, tác động phụ của các mức thuế cao từ Mỹ là tình trạng dư thừa sản lượng và những mặt hàng từng được xuất sang Mỹ giờ đây có khả năng chuyển hướng sang châu Âu. Một quan chức cấp cao của EU nhận định: "Có thể sẽ xảy ra hiện tượng chuyển hướng thương mại, khi một số quốc gia không còn xuất khẩu được sang Mỹ sẽ tìm kiếm thị trường thay thế. EU sẽ sẵn sàng bảo vệ thị trường của mình".

Thực tế, EU đã từng đối mặt với tình huống tương tự trong lĩnh vực thép vào năm 2017, khi Mỹ đóng cửa thị trường đối với thép Trung Quốc khiến hàng hoá tràn vào EU. Khi đó, EU đã áp dụng các biện pháp tự vệ đã được WTO cho phép, giúp hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm khi xảy ra tình trạng lượng hàng hoá bất ngờ tăng vọt trên thị trường.

Trong bối cảnh EU siết chặt giám sát để ngăn chặn nhập khẩu hàng hoá, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang xuất khẩu các mặt hàng tương tự cũng cần đặc biệt quan tâm đến nguy cơ hàng hoá Trung Quốc "lẩn xuất xứ" qua Việt Nam để tái xuất sang EU nhằm tận dụng ưu đãi thuế từ EVFTA. Nguy cơ này đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.

“Nếu xảy ra hiện tượng này, uy tín hàng hoá "Made in Vietnam" sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời EU có thể áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra, hoặc thậm chí siết chặt điều kiện ưu đãi, hay áp thuế trừng phạt đối với hàng hoá từ Việt Nam” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý nhấn mạnh.

Để hạn chế tối đa rủi ro, bà Thuý cho rằng, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh bị liên đới bởi các hành vi gian lận thương mại. Bên cạnh đó, chủ động minh bạch hoá hồ sơ xuất xứ, chuẩn bị tốt các tài liệu chứng minh khi bị kiểm tra. Theo dõi sát sao các động thái chính sách thương mại từ EU, để kịp thời điều chỉnh chiến lược xuất khẩu. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng thực sự để giữ vững thị trường châu Âu.

Sự thận trọng và chủ động vào thời điểm này không chỉ giúp bảo vệ thị trường xuất khẩu sang EU mà còn giữ gìn uy tín hàng Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang đầy biến động.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Tin cùng chuyên mục

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc