Chủ nhật 29/12/2024 12:29

Đưa trái cây, nông sản an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023 không chỉ quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm mùa vụ mà còn kích cầu tiêu dùng Thủ đô.

Chiều 24/5, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần hàng

Có quy mô trên 130 gian hàng, với sự tham gia của trên 80 doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và 18 tỉnh gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Lào Cai, Nam Định, Bắc Giang, Bình Thuận, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Nam, Hậu Giang…, Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023 được tổ chức để xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ như: vải thiều, xoài, và các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP…; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm; thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của Thành phố.

Đem đến nhiều sản phẩm sữa Mộc Bắc như: sữa chua, sữa chua nếp cẩm,… bà Phạm Thị Liên - đại diện Công ty Cổ phần sữa và giống bò sữa Mộc Bắc (xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) - cho biết, hiện sản phẩm của công ty đã đưa vào hệ thống siêu thị WinMart và 180 cửa hàng thực phẩm sạch tại thị trường Hà Nội.

Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và rất ưa chuộng, vì vậy, tham gia các kỳ hội chợ trong đó Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội, bà Phạm Thị Liên mong muốn kết nối nhiều hơn nữa với các khách hàng để mở rộng thị trường. “Hiện chúng tôi vẫn chưa làm hết công suất, do đó, việc mở rộng thị trường nhiều hơn nữa giúp sản phẩm có thể đi xa hơn và đến được nhiều hơn với người tiêu dùng”, bà Phạm Thị Liên chia sẻ.

Người tiêu dùng Thủ đô đến mua sắm sản phẩm tại Tuần hàng

Hiện đang bắt đầu vào vụ vải thiều, Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội không thể thiếu mặt hàng này. Mang đến các sản phẩm vải u hồng và vải trứng trắng đến quảng bá đến với người tiêu dùng Thủ đô, chị Đặng Thị Lý – HTX dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Cường (Hải Dương) - cho biết, năm nay dù mất mùa, sản lượng chỉ bằng 2/3 năm ngoái nhưng bù lại được giá. Vải đầu mùa cũng dao động từ 70.000 – 90.000 đồng/kg.

Dự báo giá bán vải thiều năm nay ổn định và ở mức cao hơn năm ngoái. Hiện, sản phẩm vải thiều Hải Dương đã có mặt tại hệ thống siêu thị tại Nam Định, thành phố Vinh, Hà Tĩnh,… và xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc. “Hàng đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất sạch và hữu cơ, giá bán của chúng tôi cao hơn so với sản xuất thông thường từ 15.000 – 20.000 đồng/kg”, chị Đặng Thị Lý chia sẻ.

Chọn mua những túm vải đầu mùa, chị Nguyễn Thu Trang (Long Biên, Hà Nội) – cho biết: “Tôi mua một về biếu hai bên gia đình nội, ngoại. Giá cả có đắt hơn năm ngoái một chút. Dù vị chưa được đậm vị như chính vụ, nhưng mã đẹp, sáng, vị ngọt thanh”.

Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023

Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 100 sự kiện giao thương, hội chợ, tuần hàng…

Nhiều sản phẩm có thế mạnh của các tỉnh được các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội như Aeon, Central Group, MM Mega Market… tư vấn hỗ trợ về thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói …. để đưa vào kênh phân phối hiện đại.

Đáng chú ý, nhiều trái cây, nông sản không những tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn có nhiều cơ hội để, giới thiệu, đưa vào hệ thống phân phối tại nước ngoài như tại siêu thị AEON tại Nhật Bản, hay hệ thống siêu thị của Central Group tại Thái Lan….

Đánh giá cao công tác chủ động, thích ứng của nhiều địa phương trong việc đẩy mạnh xây dựng, duy trì phát triển nhiều vùng sản xuất chuyên canh trái cây, nông sản có hiệu quả kinh tế cao cũng như đưa ra thị trường nhiều sản phẩm an toàn, chất lượng tốt,… bà Trần Thị Phương Lan cũng cho hay, với dân số 10,7 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP.

Người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chất lượng tốt, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường. Do đó, Tuần hàng là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự kiện còn nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương.

Theo các chuyên gia, việc tổ chức Tuần hàng đúng vào thời điểm trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố đến thời điểm thu hoạch, có sản lượng lớn, cần tiêu thụ trong thời gian ngắn sẽ hỗ trợ rất lớn cho bà con nông dân trong vấn đề đầu ra của sản phẩm cũng như kết nối vào hệ thống kênh phân phối hiện đại. Bên cạnh đó, giúp người tiêu dùng Thủ đô được tiếp cận, nhận biết mẫu mã, thương hiệu các sản phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để ưu tiên lựa chọn, tiêu dùng.

Tuần hàng sẽ được diễn ra tại đường Chu Huy Mân, phường Phúc Lợi, quận Long Biên (trước Trung tâm thương mại Vincom Plaza Long Biên) từ ngày 24/5 - 28/5.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ