Thứ bảy 10/05/2025 18:31

Đưa khoai lang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Việc xuất khẩu sang thị trường chính là Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch dẫn đến rất nhiều rủi ro, đã qua nhiều lần đàm phán nhưng đến nay khoai lang vẫn chưa được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.

Vĩnh Long được xem là vựa khoai lang của miền Tây, tập trung nhiều nhất ở huyện Bình Tân với diện tích hằng năm hơn 10.000ha, sản lượng trung bình 300.000 tấn; hiện có 220ha đã đạt chứng nhận VietGAP.

Thu hoạch khoai lang ở Vĩnh Long.

Theo ông Nguyễn Văn Tập - Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, nông dân trồng khoai đang từng bước thay đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Từ trước đến nay, thị trường xuất khẩu lớn của khoai lang là Trung Quốc nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu…

Để được xuất khẩu (XK) chính ngạch, điều kiện tiên quyết là phải thiết lập, xây dựng được các mã số vùng trồng và xây dựng các cơ sở đóng gói phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp mã số cho 8 vùng trồng khoai đạt yêu cầu với diện tích hơn 215ha.

“Huyện cũng đang tiếp tục phối hợp với Chi cục để bổ sung, hoàn thiện thêm các vùng trồng mới trong thời gian tới. Đối với các cơ sở đóng gói, các doanh nghiệp (DN) cũng đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định” - ông Nguyễn Văn Tập nói.

Hiện nay nhiều DN, hợp tác xã, bà con nông dân đang có nhu cầu được chứng nhận về chỉ dẫn, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… cho khoai lang theo yêu cầu của phía thị trường Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Vĩnh Long cho biết: Địa phương có vùng sản xuất khoai lang lớn nhưng đến nay đã qua nhiều lần đàm phán vẫn chưa được XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

“Hiện nay nhiều DN, hợp tác xã, bà con nông dân đang có nhu cầu được chứng nhận về chỉ dẫn, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… cho khoai lang theo yêu cầu của phía thị trường Trung Quốc. Bộ NN&PTNT cũng đang hỗ trợ tích cực, kiến nghị Bộ tiếp tục hỗ trợ xúc tiến mạnh hơn để mặt hàng này sớm được XK chính ngạch sang Trung Quốc” - ông Nguyễn Văn Liêm nói.

Để khoai lang được XK chính ngạch, người trồng khoai cần đáp ứng nhiều điều kiện.

Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, thời gian qua Cục đã rất tích cực, phối hợp với tỉnh Vĩnh Long và một số tỉnh khác trồng khoai lang để có toàn bộ hồ sơ về mặt kỹ thuật theo đúng yêu cầu của cơ quan hải quan Trung Quốc, nhiều lần trao đổi, bổ sung để hoàn thiện. Tuy nhiên, quy trình gặp chút khó khăn do phía Trung Quốc thay đổi liên tục về đầu mối…

“Họ cũng đã hứa trong tháng 4/2022 sẽ trả lời dứt khoát về hồ sơ kỹ thuật, sau đó sẽ ký nghị định thư, tiến tới XK chính ngạch cho sản phẩm này” - ông Hoàng Trung nói và lưu ý rằng, trong nội dung nghị định thư bắt buộc phải có cơ sở đóng gói và mã số theo đánh giá tiêu chí của phía Trung Quốc, địa phương phải chuẩn bị để sẵn sàng.

Nông dân cần áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Để khoai lang được XK chính ngạch, người trồng khoai cần đáp ứng nhiều điều kiện như: Ghi chép thông tin sản xuất (nhật ký canh tác); Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo không sử dụng các loại thuốc mà nước nhập khẩu cấm sử dụng; Áp dụng quy trình sản xuất GAP…

Ông Sơn Văn Luận - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Thanh Ngọc (xã Tân Thành, huyện Bình Tân) cho biết, nông dân sẵn sàng tiếp thu và làm những việc cần làm để khoai lang Bình Tân xuất sang được các thị trường khó tính.

“Chúng tôi cần sự hướng dẫn trong toàn bộ quy trình trồng khoai để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Nâng cao giá trị khoai lang cũng là giấc mơ của nhiều nông dân ở đây” - ông Sơn Văn Luận nói.

kinhtedothi.vn
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo