Chủ nhật 22/12/2024 15:11

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu (tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thị trường điện Australia) cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) sớm được ban hành sẽ kịp thời hỗ trợ cho phát triển điện lực, kinh tế - xã hội.

Với tinh thần, trách nhiệm của một cử tri và là người quan tâm, theo dõi và đóng góp ý kiến cho dự luật, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng, bản dự luật trình Quốc hội đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật đã đề ra. Dự luật có tính toàn diện, đồng bộ và liên thông với các luật liên quan và phản ánh các ý kiến góp ý đa chiều hợp lý cần có.

TS. Hoàng Cầu đề nghị sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh:HC

Là một chuyên gia độc lập, tôi có quan sát, trải nghiệm tích cực và đánh giá cao nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, cầu thị của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Cục Điều tiết điện lực và các đơn vị khác trong quy trình tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp của quần chúng, các cơ quan, tổ chức hữu quan”- TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho hay,

Theo tôi một trong những điểm tiến bộ nổi bật của dự luật lần này là phân quyền nhiều hơn cho Chính phủ, Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền trong việc ban hành các quyết định, quy trình, quy định liên quan đặc thù của ngành điện. Các văn bản có tính pháp lý bổ trợ cho Luật Điện lực lần này sẽ được cập nhật, thay đổi linh hoạt, thường xuyên hơn nhằm đáp ứng các thay đổi nhanh về công nghệ, nhu cầu điện năng, phát triển kinh tế cũng như thiết kế, vận hành các cơ chế thị trường điện, hệ thống điện tương ứng. Nhờ đó, tăng tính khả thi và ổn định của dự luật trước những thay đổi của thực tiễn.

Trên tinh thần đó, tôi mong và cho rằng dự luật cần sớm được Quốc hội thông qua và ban hành để Luật Điện lực mới sớm hỗ trợ phát triển điện lực, kinh tế - xã hội Việt Nam”- TS. Thái Doãn Hoàng Cầu bày tỏ ý kiến.

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm thông qua sẽ tạo nguồn lực thu hút đầu tư các dự án phát triển điện lực (Ảnh minh họa: Văn Nỷ)

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cũng lưu ý, với sản lượng điện thương phẩm trên 250 tỷ kWh/năm (2023), hệ thống điện Việt Nam hiện có quy mô rất lớn, đứng thứ hai Đông Nam Á (sau hoặc tương đồng với Indonesia) và trong top 25 trên thế giới.

Quy hoạch điện VIII dự báo tăng trưởng điện lực của Việt Nam rất cao, gần gấp đôi và gấp năm lần nhu cầu năm 2023 tương ứng vào các năm 2030 và 2050 để đáp ứng dự báo kỳ vọng tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030 và 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2031-2050. Tổng dự toán đầu tư nguồn và lưới điện rất lớn, gần 135 tỉ đô la Mỹ cho giai đoạn 2021-2030, và 399-523 tỉ USD cho giai đoạn 2031-2050.

TS Thái Doãn Hoàng Cầu
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương