Trách nhiệm về an toàn điện của cá nhân, tổ chức

Tại hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15, nhiều nội dung quan trọng liên quan đến quy định về an toàn điện đã được đề cập chi tiết.
PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao PC Quảng Nam tăng cường bảo đảm an toàn điện trước bão số 7

Đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn điện

Thông tin tại hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 (Luật Điện lực 2024) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết diễn ra sáng 4/4, ông Lộ Long Vân - chuyên viên chính Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) - đã giới thiệu một số nội dung chủ yếu về quy định về an toàn điện.

Ông Vân cho biết, tại Luật Điện lực 2024, Chương VIII: Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực, gồm 2 mục và 12 Điều. Cụ thể, mục 1, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, gồm 8 Điều (từ Điều 67 đến Điều 74) và mục 2, an toàn công trình thủy điện, gồm 4 Điều (từ Điều 75 đến Điều 78). Trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

ông Lộ Long Vân, chuyên viên chính Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương)
Ông Lộ Long Vân, chuyên viên chính Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương). Ảnh: Thanh Tuấn

Ngoài ra, bổ sung nội dung về trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành trạm điện trong quy định chung về an toàn điện; sửa đổi, bổ sung một số nội dung an toàn trong phát điện; truyền tải điện; phân phối điện; sử dụng điện cho sản xuất; sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ; an toàn ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo; bổ sung quy định chung về an toàn điện; kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện; bổ sung 1 mục riêng quy định về an toàn công trình thủy điện.

Đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp nêu rõ, tại Điều 67 về bảo vệ an toàn công trình điện lực quy định, đơn vị điện lực và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, trạm điện, nhà máy phát điện và các công trình điện lực khác theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị điện lực tiếp cận công trình điện lực để kiểm tra, sửa chữa, bảo trì và khắc phục sự cố.

Bên cạnh đó, khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình điện lực hoặc công trình khác có khả năng gây ảnh hưởng đến nhau thì đơn vị điện lực và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm sau: Phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn về điện và xây dựng; thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện các nguy cơ, hiện tượng mất an toàn đối với công trình điện lực; bồi thường khi gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.

Khi không còn khai thác, sử dụng thì công trình điện lực, thiết bị điện phải được xử lý, tháo dỡ, quản lý bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ an toàn công trình điện lực tại luật này và luật khác có liên quan; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực”, ông Vân cho hay.

Về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định tại Điều 68, ông Vân thông tin, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là vùng xung quanh công trình điện lực cần có biện pháp bảo vệ để bảo đảm an toàn cho con người và công trình điện lực, được xác định trên không, trên mặt đất, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới mặt nước tùy thuộc từng loại công trình điện lực.

Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực bao gồm, hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm; hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số

Cũng tại hội nghị, đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đã thông tin về quy định chung về an toàn điện được quy định tại Điều 69, theo đó, người trực tiếp thực hiện công việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, quản lý, vận hành hệ thống điện, công trình điện lực; kiểm định thiết bị, dụng cụ điện và công việc khác liên quan trực tiếp đến hệ thống điện phải được huấn luyện, sát hạch, cấp thẻ an toàn điện.

Chủ đầu tư công trình điện lực, tổ chức, đơn vị quản lý vận hành, xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình điện lực và các hoạt động sử dụng điện cho sản xuất có trách nhiệm sau: Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện, an toàn điện và các quy định của pháp luật về an toàn điện; lắp đặt biển cấm, biển báo, tín hiệu cảnh báo về an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật…

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 (Luật Điện lực 2024) và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết. Ảnh: Thanh Tuấn

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị, dụng cụ điện phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật; cung cấp cho khách hàng hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ điện bảo đảm an toàn theo quy định”, ông Vân nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện và an toàn điện quy định tại điểm a khoản 2 điều này; quy định nội dung kiểm tra an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn trong sử dụng điện.

Về an toàn trong sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ được quy định tại Điều 74, ông Lộ Long Vân cho biết, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, dịch vụ có trách nhiệm sau: Thiết kế, lắp đặt dây dẫn, thiết bị đóng cắt và thiết bị điện trong nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng, an toàn điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phù hợp với tổng nhu cầu sử dụng điện năng của người sử dụng.

Lắp đặt đường dây dẫn điện từ công tơ đo đếm điện đến nhà ở, công trình, khu vực sử dụng điện bảo đảm chất lượng, an toàn và không gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải; cung cấp thông tin về hệ thống điện trong nhà ở, công trình và nhu cầu sử dụng điện năng khi ký hợp đồng mua bán điện…

Trong đó, đơn vị bán điện có trách nhiệm, hướng dẫn việc lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện để bảo đảm an toàn; cung cấp cho khách hàng sử dụng điện thông tin về nguy cơ gây mất an toàn trong sử dụng điện và biện pháp bảo đảm an toàn điện.

Ứng dụng công nghệ số trong việc thông tin cho khách hàng sử dụng điện về nguy cơ mất an toàn điện trong quá trình sử dụng điện; định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho khách hàng sử dụng điện an toàn.

Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì đơn vị bán điện có trách nhiệm phối hợp kiểm tra an toàn hệ thống điện của khách hàng sử dụng điện, trường hợp phát hiện có nguy cơ mất an toàn phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn hoặc ngừng cung cấp điện theo quy định của pháp luật”, đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp lưu ý.

Tại hội nghị, ông Vân cũng thông tin về Nghị định số 62/2025/NĐ-CP ngày 4/3/2025 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực. Nghị định này có 6 Chương, 54 Điều, 9 phụ lục và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Theo đó, Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, bao gồm: Khoản 5 Điều 67; khoản 10 Điều 68; khoản 9 Điều 69; khoản 2 Điều 72; Điều 74; khoản 7 Điều 75; khoản 6 Điều 76; khoản 5 Điều 77; khoản 8 Điều 78.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam.

Luật Điện lực số 61/2024/QH15 đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 30/11/2024 với 9 Chương và 81 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025 (gọi tắt là Luật Điện lực 2024), thay thế Luật Điện lực 2004. Luật Điện lực 2024 ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực điện lực.
Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Chiều 24/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025 (VCAE IF 2025).
2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, sản lượng điện mặt trời tại châu Âu trong quý I/2025 đạt gần 68 terawatt giờ (TWh), tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025

Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025

Sáng 24/4, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam–Trung Quốc–ASEAN 2025 (VCAE EXPO 2025).
Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

Sau bão Yagi, Truyền tải điện Đông Bắc 1 khẩn trương sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh, đảm bảo vận hành an toàn trước cao điểm mùa khô 2025.
PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

Công ty Điện lực Bắc Giang triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tăng cường nhân lực, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục dịp lễ 30/4–1/5 phục vụ nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

NSMO đã nhanh chóng xử lý sự cố, khôi phục trở lại trạng thái vận hành bình thường và cấp điện lại cho các phụ tải của hệ thống điện Quốc gia
Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công điện số 49 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện.
Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Tổng sản lượng điện sạch tại Trung Quốc trong quý I/2025 đạt hơn 951 terawatt giờ, mức cao nhất trong lịch sử cho quý đầu năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

Đại hội Đảng bộ Công ty Môi trường - TKV nhiệm kỳ 2025-2030 thành công, đề ra mục tiêu đổi mới, phát huy sức mạnh tập thể, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Than
NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho dịp lễ 30/4-1/5, NSMO đã tổ chức công tác diễn tập xử lý sự cố trên hệ thống mô phỏng OpenOTS tại Đà Nẵng.
Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Bộ Công Thương đang xây dựng Thông tư hướng dẫn tính giá bán lẻ điện bình quân, bảo đảm minh bạch, kế thừa quy định cũ và cập nhật thực tiễn điều hành mới.
Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Với chủ đề “An toàn - tiết kiệm, kinh nghiệm sẻ chia”, cuộc thi viết tiết kiệm điện năm 2025 kỳ vọng khơi dậy ý thức cộng đồng trong sử dụng điện bền vững.
Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Thổ Nhĩ Kỳ hiện nhập khẩu hơn 90% nhu cầu năng lượng. Chính phủ nước này đang nỗ lực cắt giảm hóa đơn nhập khẩu và tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng.
Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Ma-rốc dự định trong vài ngày tới sẽ công bố mời thầu phát triển nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần thành phố Nador, thuộc khu vực Địa Trung Hải phía Đông.
Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Công nghệ TempVision đột phá giám sát ngọn lửa buồng đốt, giúp tăng hiệu suất lò hơi và tiết kiệm nhiên liệu tại nhà máy nhiệt điện Việt Nam, Indonesia.
Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Ông Nguyễn Thế Hữu - Phó Cục trưởng Cục Điện lực, Bộ Công Thương đã nêu 7 giải pháp để đảm bảo cung cấp điện năm 2025 cũng như giai đoạn 2026 - 2030.
Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

6 công trình điện 110kV tại Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng, Cà Mau được EVNSPC đưa vào vận hành dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Các chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra nhiều biện pháp để người dân, doanh nghiệp khu vực phía Nam có thể thích ứng, tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng.
Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, Việt Nam sẽ có 3.600 MW từ thuỷ điện tích năng và giai đoạn 2031 - 2035 sẽ có thêm khoảng hơn 7.000 MW từ nguồn pin nước này.
Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Sự phát triển của lưới điện thông minh và tích hợp năng lượng tái tạo không chỉ là xu thế công nghệ mà còn là một lựa chọn chiến lược cho tương lai năng lượng.
Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng công suất nguồn điện sử dụng khí dự kiến đạt khoảng hơn 51.000 MW vào năm 2035.
Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Vương quốc Anh là một trong những quốc gia sản xuất điện gió trên bờ và ngoài khơi lớn nhất thế giới, với nhiều dự án được triển khai trong ba thập kỷ qua.
Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Khẩn trương triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các địa phương, doanh nghiệp liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban KHCN&MT đã thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (dự án).
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Hướng đi chiến lược cho phát triển năng lượng

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Hướng đi chiến lược cho phát triển năng lượng

Với tầm nhìn dài hạn, Quy hoạch điện VIII điều chỉnh mở ra hướng đi chiến lược, định hình hệ sinh thái năng lượng tái tạo và công nghệ cao tại Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động