Thứ năm 14/11/2024 14:24

Đồng Nai: Giải quyết việc làm gắn với đảm bảo an toàn vệ sinh lao động

Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, liên tục trong những năm qua, Đồng Nai luôn đạt tốc tộ tăng trưởng dẫn đầu cả nước và chỉ trong 3 năm (2016-2018), ước có khoảng trên 10 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, thu hút nhiều lao động trong và ngoài địa phương.

Thực tế này cũng đặt ra bài toán nan giải cho địa phương trong công tác đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải pháp đồng bộ, hiệu quả

Trước yêu cầu đảm bảo thực thi tốt các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy, nổ (ATVSLĐ - PCCN), đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động, trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đồng Nai đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, trong đó tập trung vào việc thực hiện tốt các chương trình, dự án về ATVSLĐ trong sản xuất.

Giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn vệ sinh lao động. Ảnh minh hoạ

Điển hình như trong năm 2019, ngay từ đầu năm, ngành LĐ-TB&XH đã chủ động bám sát các nội dung, kế hoạch, tổ chức các hoạt động hưởng ứng hành động về ATVSLĐ, như: Triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 940/KH-UBND ngày 23/01/2019 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019; tổ chức hưởng ứng Tháng An toàn 2019 với sự tham gia của các sở, ban, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Cùng đó, nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý ATVSLĐ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa cho các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN nhằm đưa ra các biện pháp phòng ngừa, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức Hội nghị đối thoại ATVSLĐ. Đồng thời, tổ chức các lớp huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động, cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Bên cạnh đó, phối hợp với Cục An toàn lao động thanh tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại doanh nghiệp; phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên & Môi trường và Công an tỉnh kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ tại 6 doanh nghiệp.

Qua đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã từng bước nhận thức được việc tuân thủ công tác bảo hộ lao động là trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị, đã quan tâm đến công tác ATVSLĐ, như: Củng cố bộ máy tổ chức; tổ chức thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ hàng năm tại doanh nghiệp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại các trung tâm, công ty dịch vụ theo từng nhóm được quy định.

Giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đồng Nai có 2.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên nhiều lĩnh vực, như: sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ..., tăng trên 31% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các cấp, ngành địa phương đã giải quyết việc làm cho 73.074 lượt người, đạt 91,34% kế hoạch năm.

Cụ thể, theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai, trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã tuyển dụng 50.868 lượt người lao động, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 32.598 lượt người; doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước: 18.270 lượt người.

Cũng trong 9 tháng qua, Sở đã tổ chức 18 sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 354 lượt doanh nghiệp và 6.753 lượt người lao động có nhu cầu tìm việc làm và tìm hiểu thông tin về lao động việc làm; số người được tư vấn 4.658 lượt người; số hồ sơ tiếp nhận tại sàn 3.521 hồ sơ. Tư vấn giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp: 43.215 lượt người, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 1.015 người.

Đặc biệt, tổ chức sàn giao dịch việc làm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động trong vùng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành chuyển đổi việc làm và góp phần ổn định cuộc sống. Tham gia tại sàn có 16 đơn vị doanh nghiệp (trên tổng 18 đơn vị đăng ký), với tổng nhu cầu tuyển dụng là 5.436 lao động. Trong đó nhu cầu tuyển dụng phân theo trình độ cụ thể như sau: cao đẳng - đại học: 19 (0,35%), trung cấp - CNKT: 70 (1,29%), sơ cấp nghề: 127 (2,34%), lao động phổ thông: 5.220 (96,03%).

Về phía người lao động tham dự sàn, đã có khoảng 400 lượt người lao động, học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm việc làm và tìm hiểu thông tin về lao động việc làm đã đến tham gia sàn giao dịch. Kết quả đạt được trực tiếp tại sàn: 320 lượt lao động, trong đó cao đẳng - đại học: 7 người (đạt 34,84% nhu cầu tuyển dụng); trung cấp - CNKT: 23 người (đạt 32,85% nhu cầu tuyển dụng); sơ cấp nghề: 40 người (đạt 31,49% nhu cầu tuyển dụng), lao động phổ thông: 250 người (đạt 4,78% nhu cầu tuyển dụng); số hồ sơ tiếp nhận: 256 hồ sơ, trong đó cao đẳng - đại học: 3 người (đạt 15,79% nhu cầu tuyển dụng), trung cấp - CNKT: 17 người (đạt 24,28% nhu cầu tuyển dụng), sơ cấp nghề: 31 người (đạt 24,40% nhu cầu tuyển dụng), lao động phổ thông: 205 người (đạt 3,93% nhu cầu tuyển dụng).

Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi tiếng Hàn cho 119 người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS từ ngày 15 - 17/5/2019; hướng dẫn cho 7 người lao động có nhu cầu tiếp tục đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS đăng ký hồ sơ gia hạn; hướng dẫn và tiếp nhận cho 41 người lao động trúng tuyển làm hợp đồng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Thông qua các sàn giao dịch việc làm đã thu hút nhiều đơn vị tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: may mặc, giày da, sản phẩm gỗ, xuất khẩu lao động, … tuyển dụng các vị trí làm việc đa dạng, tạo được việc làm cho nhiều lượt lao động, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sinh kế cho người dân cũng đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, hỗ trợ nhằm tìm những mô hình, hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Việc làm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động