Chủ nhật 20/04/2025 03:45

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.

Thời gian qua, công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tiếp tục được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chú trọng, quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng để tổ chức huấn luyện cho các nhóm theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, chủ động nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong khi làm việc từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố, giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở…

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến hoạt động này tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị bị hạn chế. Theo báo cáo của các địa phương, doanh nghiệp, năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.

Nhu cầu huấn luyện an toàn lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị rất lớn

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ ý thức thực hiện quy định pháp luật của doanh nghiệp và người lao động, tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp, đặc biệt trong khu vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ; số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao…

Bên cạnh đó là hạn chế của chính sách hiện hành. Nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, chức năng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhưng chưa có tiêu chí hoạt động rõ ràng. Chương trình khung theo chuẩn để bảo đảm các nội dung huấn luyện được xây dựng một cách khoa học chưa có. Nhiều chương trình huấn luyện được thiết kế phần lớn phụ thuộc vào người tổ chức, ít chú ý khâu thực hành để bảo đảm thuần thục về kỹ năng. Số đơn vị được cấp chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn thấp.

Đến nay, mới có một số đơn vị thuộc hệ thống công đoàn được cấp chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động như: Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh), Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên…

Còn với Trung tâm Quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động, mặc dù được đánh giá là đơn vị hàng đầu trong cả nước về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, kiểm định và tổ chức đào tạo kiểm định viên… nhưng năm 2021, Trung tâm mới tổ chức huấn luyện, đào tạo theo chức năng 1.178 lớp, với 64.378 lượt học viên; thực hiện quan trắc môi trường lao động cho 70 doanh nghiệp, thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho 59 doanh nghiệp trên nhiều địa phương khác nhau với tổng số 1.775 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt các loại.

Chính vì vậy, thời gian qua, tình hình tai nạn lao động vẫn tăng. Tính chung năm 2021, toàn quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người. Nhiều địa phương có số người tai nạn lao động cao như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương…

Cụ thể tại Hà Nội, số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2020, trên địa bàn thành phố xảy ra 388 vụ tai nạn lao động, làm 402 người thương vong. Trong đó, số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (có người chết) tăng 13 vụ so với năm 2019. Năm 2021, Hà Nội tiếp tục xảy ra một số vụ tai nạn lao động đáng tiếc, như vụ công nhân bị mắc kẹt tại công trình xây dựng ở số 170 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy) do hệ sàn cốp pha bị sập.

Theo bà Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc triển khai các hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh nên số lượng người được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động định kỳ và lần đầu giảm so với các năm trước; công tác an toàn, vệ sinh lao động ở khu vực không có quan hệ lao động còn hạn chế do các địa phương chưa quan tâm nhiều và chưa bố trí đủ nguồn lực, thậm chí có nơi còn chưa bố trí để triển khai.

Ước tính nhu cầu huấn luyện trong an toàn lao động mỗi năm khoảng 165 nghìn người sử dụng lao động, 200 nghìn người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, khoảng 23 triệu người lao động.
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Lữ đoàn 316 ôn lại ký ức cầu Rạch Chiếc sau 50 năm giải phóng

Lào Cai khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi tiết kiệm điện

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cảnh sát giao thông ra quân bảo vệ bình yên dịp lễ lớn 30/4 - 1/5

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

'Một ngày làm chiến sĩ' với Lữ đoàn 101

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Chuẩn bị khởi công các công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"