Bắc Giang: Hỗ trợ kịp thời cho người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp |
Chính sách được tính từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022. Trong thời gian này, thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp sẽ dùng số tiền đó để chăm lo người lao động trong phòng, chống dịch.
Giảm mức đóng bằng 0% góp phần hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động |
Theo giới chuyên gia, việc giảm mức đóng bằng 0% nhằm mục tiêu hỗ trợ, góp phần giảm bớt khó khăn cho người sử dụng lao động và người lao động trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, nhưng vẫn bảo đảm cân đối bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đối tượng hướng tới của chính sách là toàn bộ người sử dụng lao động, người lao động đang áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Trước băn khoăn của không ít doanh nghiệp về việc thủ tục thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg có phức tạp? và trong thời gian thực hiện mức đóng bằng 0 đồng người lao động nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có bị mất chế độ hay được giữ nguyên như quy định hiện hành? Chuyên gia cho biết, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg không phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào. Người sử dụng lao động vẫn thực hiện đăng ký tham gia và đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành, nhưng áp dụng mức đóng bằng 0 đồng. Thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo chính sách này vẫn được tính hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mọi chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian này vẫn được bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Cũng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tất cả doanh nghiệp đều được áp dụng chính sách giảm đóng (tức là áp dụng mức đóng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không có thêm quy định điều kiện nào khác. Vì vậy, với doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm dần số lượng lao động qua các tháng, dù có ít lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn được áp dụng chính sách này.
Với người lao động, từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, nếu phát hiện ra bệnh nghề nghiệp hoặc xảy ra tai nạn lao động vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đối với câu hỏi về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được áp dụng chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg? Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, đối tượng được hưởng chính sách là toàn bộ người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Do vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đang áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động) thuộc đối tượng áp dụng của chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Còn về việc sử dụng số tiền có được từ giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống Covid-19, như trả phí test nhanh Covid cho người lao động, mua vật dụng phục vụ sản xuất "3 tại chỗ", dụng cụ phòng chống dịch, khẩu trang, tấm chắn, sát khuẩn…? Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg cũng không quy định cứng nhắc các nội dung chi. Vì vậy, người sử dụng lao động chủ động quyết định nội dung chi hợp pháp trên cở sở bảo đảm "hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch Covid-19" đúng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Được biết, Bảo hiểm xã hội đã hoàn thành việc giảm mức đóng từ 0,5% xuống 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp. Đây là chính sách đầu tiên trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ đã được hoàn thành.