Cô gái ‘‘xương thủy tinh’’ truyền cảm hứng cho người khuyết tật Đà Nẵng dành ưu tiên đặc biệt cho thương bệnh binh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật |
Chia sẻ về tình trạng người khuyết tật hiện nay tại sự kiện nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật (ngày 3/12), do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan Liên Hợp Quốc tổ chức vừa qua, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho hay, trên thế giới hiện nay có hơn 1,2 tỷ người, chiếm khoảng 15% dân số, là người khuyết tật. Tại Việt Nam, cộng đồng người khuyết tật chiếm gần 7% dân số - tương đương gần 7 triệu người.
"Mỗi ngày, họ phải đối mặt với không ít thách thức trong học tập, làm việc và đời sống xã hội. Tuy vậy, chính trong những khó khăn ấy, đã có nhiều tấm gương vượt khó, nhiều sáng kiến đột phá và những đóng góp giá trị mà người khuyết tật mang lại cho cộng đồng. Theo đó, trao quyền và tôn vinh cộng đồng người khuyết tật là động lực để họ vươn lên trong cuộc sống" - bà Pauline Tamesis nói.
Chị Nguyễn Hồng Hạnh - Giám đốc Hạnh phúc TokyoLife chia sẻ về dự án Thiên thần và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng tại VSMCamp 2024. Ảnh: Đỗ Nga |
Nhằm hỗ trợ đối tượng những người khuyết tật có công ăn việc làm, tái hoà nhập cộng đồng, nhiều doanh nghiệp trong nước đã triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ. Đơn cử như tại TokyoLife - Hệ thống thương hiệu thời trang, gia dụng thông minh có xuất xứ từ Nhật Bản - đã ứng dụng nhiều mô hình, dự án thiết thực.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, chị Nguyễn Hồng Hạnh - Giám đốc Hạnh phúc TokyoLife cho biết, trước bối cảnh Việt Nam có hơn 2,5 triệu người khuyết tật đang cần việc làm, TokyoLife đã định hướng là doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam phát triển quy trình tuyển dụng, đào tạo và hòa nhập dành riêng cho người khuyết tật.
"Với quyết tâm mang lại thay đổi tích cực cho những người khuyết tật tại Việt Nam, dự án Thiên thần - một sáng kiến nhằm tạo việc làm bền vững cho người khuyết tật, là bước đi đầu tiên, trả lời cho câu hỏi “TokyoLife có thể làm gì để giúp đỡ mọi người?”. Theo đó, TokyoLife đã xây dựng mô hình việc làm bền vững với 4 Ngôi nhà Thiên thần, Xưởng may Ánh sáng và quán cafe Thiên thần tại Hà Nội và Đà Nẵng. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ càng nhiều người khuyết tật càng tốt, giúp họ học nghề, tìm việc làm và phát triển trong môi trường của họ" -- chị Hạnh nói.
TokyoLife đang tích cực chuẩn bị mở lớp dạy may miễn phí cho người điếc, mục tiêu là mỗi năm đào tạo được 200 nhân sự có nghề hoặc nhiều hơn, để họ đều có cơ hội tìm được việc làm. Ảnh: TokyoLife |
Theo chị Hạnh, TokyoLife đang từng ngày duy trì và nhân rộng mô hình dự án Thiên thần để không chỉ giúp người khuyết tật viết nên câu chuyện hy vọng, được trao quyền, được làm việc và cống hiến. Đồng thời, thông qua dự án, TokyoLife mong muốn truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác cùng thực hiện để ngày càng tạo được nhiều việc làm hơn cho người khuyết tật.
"Mong muốn của chúng tôi khi triển khai các dự án với mục tiêu, không phải là tặng cho người khuyết tật con cá, mà chúng tôi tặng họ cần câu và “hồ câu vui vẻ” để người khuyết tật có thể tự mình câu cá, tạo ra giá trị, ý nghĩa cho chính mình và xã hội”, chị Hạnh cho biết.
Ngoài ra, Giám đốc Hạnh phúc của TokyoLife tiết lộ, để giúp những người khuyết tật đều có cơ hội tìm được việc làm, tới đây TokyoLife đang chuẩn bị mở lớp dạy may miễn phí cho người khiếm thính, mục tiêu là mỗi năm đào tạo được 200 nhân sự có nghề hoặc nhiều hơn.
Chuỗi “cửa hàng không lời” - Ngôi nhà Thiên thần có tới 80% nhân viên là người điếc, các bạn đã dần khẳng định năng lực và hòa nhập tự tin hơn. Ảnh: TokyoLife |
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các bạn nhân viên khuyết tật dễ dàng hơn trong quá trình làm việc, hiện nay, TokyoLife cũng đã có bộ phận “chăm sóc Thiên thần”. Qua đó, TokyoLife đã thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên khuyết tật và những người không khuyết tật một cách hiệu quả, khuyến khích văn hóa đồng cảm, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Đặc biệt, nhấn mạnh về tầm quan trọng của ngôn ngữ ký hiệu trong việc thúc đẩy sự hòa nhập trong xã hội, tạo giá trị của sự giao tiếp bình đẳng và nhân văn với cộng đồng người điếc, bạn Gia Nguyên - một "thiên thần" tại TokyoLife chia sẻ, việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không chỉ là cách để hỗ trợ cộng đồng người điếc hoà nhập mà còn là cầu nối xóa bỏ rào cản giữa các nhóm văn hóa. Người điếc rất tự hào vì mình là cộng đồng có ngôn ngữ và tiếng nói riêng.
"Như Tiến sĩ King Jordan - người điếc đầu tiên được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Đại học Gallaudet, Mỹ từng nói: "Người Điếc có thể làm được mọi thứ mà người nghe làm được, ngoại trừ nghe". Bởi vậy, TokyoLife luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng nơi mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển, khẳng định giá trị bản thân, giúp đỡ được cho gia đình và sau đó là đóng góp cho xã hội" - bà Hạnh nói.
TokyoLife luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng nơi mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển, khẳng định giá trị bản thân, giúp đỡ được cho gia đình và sau đó là đóng góp cho xã hội. Ảnh: TokyoLife |
Với xuyên suốt nhiều hoạt động, hiện TokyoLife đã và đang tạo nên một môi trường việc làm bình đẳng và đoàn kết cho 142 người khuyết tật tại xưởng sản xuất, văn phòng và khắp hệ thống cửa hàng.
Dự án Thiên thần không chỉ dành cho TokyoLife mà đây cũng là một sáng kiến giúp cho các doanh nghiệp khác định hình được mô hình việc làm dành cho người khuyết tật. Do đó, dự án Thiên thần sẽ tiếp tục lan tỏa giá trị tích cực tới cộng đồng. Việc nhân rộng mô hình dự án sẽ góp phần lan toả đến với nhiều người hơn, qua đó có thể giúp cộng đồng người khuyết tật có việc làm, giúp họ tạo nên nhiều giá trị cho chính bản thân, giúp đỡ được cho gia đình và sau đó là đóng góp cho xã hội.