Chủ nhật 22/12/2024 00:54

Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc

Cùng với triển khai các chính sách về phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc tại Sà Phìn (Hà Giang) đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường từng bước thoát nghèo.

Phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang là yếu tố then chốt để mang lại hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội. Những năm qua, Hà Giang đã có những chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số chủ động vươn lên xây dựng đời sống mới.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế cần được khắc phục nhưng những kết quả đạt được của đồng bào dân tộc nơi đây là minh chứng cho sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành các chính sách, tạo chế thúc đẩy tích cực, thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững. Và câu chuyện phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc Mông tại xã biên giới đặc biệt khó khăn Sà Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) là một điển hình.

Để hiểu rõ hơn về những kết quả đạt được của đồng bào dân tộc trong vận dụng chính sách dân tộc- tôn giáo vào phát triển kinh tế, phóng viên Báo Công Thương đã đi thực tế tại Sà Phìn và phỏng vấn ông Lầu Mí Chá - Phó Chủ tịch xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.

Ông Lầu Mí Chá - Phó Chủ tịch xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Ảnh: Phạm Tiệp

Thưa ông, trong những năm qua Sà Phìn đã vận dụng các chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc như thế nào nhằm giúp bà con tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo?

Sà Phìn là một xã biên giới của huyện Đồng Văn, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1.200 mét so với mặt nước biển, núi đá chiếm đa số. Toàn xã có 11 thôn, diện tích tự nhiên là 1.595,27 ha, trong đó có 407 ha đất trồng cây hàng năm chiếm 25,56%. Xã có duy nhất 1 tộc người sinh sống đó là tộc Mông.

Không những thế, Sà Phìn có khí hậu thời tiết hết sức khắc nghiệt, nắng hạn, thiếu nước, rét đậm, rét hại kéo dài, vào đông có những thời điểm nhiệt độ xuống dưới 10C, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.

Là một trong những xã khó khăn nhất trong 19 xã nghèo của huyện Đồng Văn. Toàn xã có tổng số 670 hộ dân với 3.379 số khẩu, trong đó hộ nghèo có 476 hộ chiếm 71,04%; số hộ cận nghèo là 88 hộ với 459 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 13,13%, còn lại 106 hộ với 546 nhân khẩu là hộ trung bình và khá chiếm 15,82%.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh, huyện, Sà Phìn đã đạt được những kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực trong những năm gần đây đặc biệt là trong phát triển kinh tế, củng cố hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh, quốc phòng nơi vùng biên.

Căn cứ các văn bản, kế hoạch Trung ương, của tỉnh, UBND huyện Đồng Văn đã ban hành các văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn các xã triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế đã giúp Sà Phìn từng bước thay đổi diện mạo đời sống của bà con dân tộc Mông nơi đây. Trong đó, chúng tôi luôn xác định mục tiêu cốt lõi là đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Hộ gia đình Sùng Mí Dũng, thôn Sà Phìn C nuôi ong theo mô hình hàng hóa. Ảnh Thu Hường

Thông qua việc duy trì diện tích và từng bước nâng cao năng suất, các loại cây trồng như ngô, đậu tương, cá loại rau, đã được trú trọng để phát triển mạnh, gắn với phát triển chăn nuôi gia trại, thụ tinh bò nhân tạo, vay vốn phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, cùng với việc phát triển du lịch, nhiều sản phẩm hàng hóa nông sản, thủ công của địa phương đã được đầu tư phát triển, từng bước hình thành các mô hình hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình mạnh ở địa phương như: Hợp tác xã Lanh trắng, Hợp tác xã Hà An Thành Ma Tủng.

Vậy các dự án án phát triển kinh tế đã được Sà Phìn triển khai như thế nào và phát huy hiệu quả ra sao, thưa ông?

Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của chính quyền cấp trên, UBND xã đã xây dựng phương án trình UBND huyện Đồng Văn phê duyệt để triển khai cho nhân dân, các ngành có liên quan tổ chức thực hiện hoàn thành các hạng mục được đầu tư vào cuối tháng 12 năm 2022 trong đó tập chung vào một số hạng mục lớn.

Cụ thể, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng mô hình giảm nghèo năm 2022 thực hiện tại thôn Sà Phìn A với tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là: 467.200.000 đồng số hộ tham gia là 25 hộ nuôi bò sinh sản. Trong đó vốn nhà nước hỗ trợ là 374.700.000đ, vốn do nhân dân đóng góp, đối ứng là 92.500.000đ, đã triển khai cho nhân dân thực hiện.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng mô hình giảm nghèo năm 2022 thực hiện tại thôn Thành Ma Tủng, Lũng Hòa A, Lũng Hòa B với tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 551.300.000 đồng, số hộ tham gia là 37 hộ nuôi bò sinh sản. Trong đó vốn nhà nước hỗ trợ là 418.700.000đ, vốn do nhân dân đóng góp, đối ứng là 140.600.000 đồng, xã đã triển khai cho nhân dân thực hiện.

Ngoài ra, xã cũng đã duy tu bảo dương công trình cơ sở hạ tầng thực hiện sửa chữa nhà Văn hóa thôn Sán Sì Tủng nguồn vốn là 52.500.000đ đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Thêm vào đó, nhiều hộ dân tham gia mô hình Hợp tác xã thông qua nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, các hộ dân đã phát triển nghề nuôi ong theo mô hình hàng hóa và mang lại hiệu quả cao.

Doanh thu của HTX Hà An trung bình mỗi năm trên 1,2 tỷ đồng. Ảnh: Thu Hường

Đơn cử như Hợp tác xã Hà An Thành Ma Tủng chuyên sản xuất mật ong Bạc Hà với 15 thành viên là các hộ gia đình tham gia. Với khoảng 800 đàn ong, mỗi năm sản lượng mật ong của Hợp tác xã đạt từ 2.400 lít đến 3.000 lít, doanh thu đạt trên 1,2 tỷ đồng. Đặc biệt sản phẩm mật ong của hợp tác xã đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao và đạt nhiều giải thưởng như: Giải Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2022; Sản phẩm tin dùng ASEAN năm 2022 tại Singapore.

Hay như hộ gia đình Sùng Mý Thò ở Thôn Sán Sì Tủng, với nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 60 triệu đồng, gia đình đã đầu tư mở rộng từ 50 đàn ong lên 80 đàn ong, đến nay thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình đạt trên 100 triệu đồng. Sau 2 năm, gia đình đã trả hết nợ vay ngân hàng và từng bước phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống ổn định.

Hộ gia đình anh Sùng Mý Thò ở Thôn Sán Sì Tủng doanh thu từ nuôi ong đạt khoảng 80 triệu đồng/năm. Ảnh: Thu Hường

Còn gia đình anh Sùng Mí Dũng, thôn Sà Phìn C cũng bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình đã đầu tư nuôi 70 đàn ong, doanh thu từ mật ong mang lại mỗi năm cho gia đình khoảng 80 triệu đồng.

Đánh giá của ông về sự đổi thay của địa phương thông qua các chính sách phát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc miền núi?

Trước đây, bà con nông dân ở vùng cao Sà Phìn hầu như chỉ quen với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu mạnh ai nấy làm, ít quan tâm đến khái niệm liên doanh liên kết trong sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa.

Với mục tiêu khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương, Sà Phìn đã đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, từ đó nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn của xã.

Thông qua các mô hình chăn nuôi lợn, bò sinh sản, mô hình nuôi gà người dân đã từng bước biết cách phát triển mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa, cung cấp cho thị trường địa phương mà chủ yếu là cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch khi đến với Đồng Văn.

Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, Sà Phìn xác định rõ những nội dung cần tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển gắn với giải pháp, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện cụ thể, qua đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên sâu.

Cụ thể, để thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ, huyện Đồng Văn đã thành lập các tổ kỹ thuật với thành viên là những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, có nhiệm vụ thường xuyên xuống các xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, cán bộ nông nghiệp của xã, thị trấn kiểm tra tiến độ, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi theo hướng “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tập huấn cho người dân tham gia thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 30A, Chương trình 135; chuyển giao, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất.

Thông qua nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội nhiều hộ gia đình ở Sà Phìn đã phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ảnh: Lầu Mí Chá

Cùng với sự hỗ trợ của huyện, chính quyền xã cũng đã có những giải pháp cụ thể nhằm ưu tiên, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước. Khuyến khích, động viên các hộ mạnh dạn tham gia phát triển các mô hình phát triển kinh tế, lựa chọn các cây, con phù hợp tại địa phương, nhằm nâng cao thu nhập.

Ngoài ra huyện Đồng Văn cũng đã tập trung hỗ trợ về sinh kế cho các hộ nghèo; chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số. Đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định.

Theo UBND huyện Đồng Văn, toàn địa bàn đang có 17 xã và 2 thị trấn với 216 thôn bản, 17 dân tộc anh em cùng sinh sống với gần 17 nghìn hộ. Trong đó, hộ nghèo chiếm trên 10 nghìn hộ, chiếm 61,12%; hộ cận nghèo là 2.338 hộ, chiếm 18,83%.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Mông

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá