Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc, lao động nông thôn

Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn là đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động.
Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với nhu cầu thị trường

Đào tạo nghề phải sát với nhu cầu của người dân

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được xã hội đồng thuận cao và quan tâm, hưởng ứng tích cực. Sau 5 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (còn gọi là Đề án 1956) đã có hơn 2,1 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, đạt 90,4% kế hoạch đề ra. Các lớp dạy nghề dài hạn bước đầu đã đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điển hình như các lớp: sản xuất muối trải bạt, nuôi tôm, chăn nuôi heo, trồng lúa năng suất cao, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp… đã giúp nhiều gia đình áp dụng ngay vào sản xuất, tránh nhiều rủi ro, phát triển kinh tế gia đình. Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật, đáp ứng yêu cầu việc làm qua đào tạo. Đặc biệt chủ trương này còn đẩy mạnh từ hướng cung sang hướng cầu và hoàn thành các tiêu chí đào tạo nghề cho các địa phương đang xây dựng đề án nông thôn mới.

Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn được phân chia ra làm 2 lĩnh vực, đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trên lĩnh vực nghề nông nghiệp, các nghề sau khi học thường được ứng dụng vào sản xuất là nghề cạo mủ cao su, trồng, thu hái, chế biến cà phê, trồng cây lương thực, thực phẩm. Trên lĩnh vực phi nông nghiệp, các nghề sau khi học, người lao động thường có việc làm là nghề vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, thợ nề. Còn nhiều nghề khác như nghề dệt thổ cẩm, may mặc, sửa xe máy… sau khi học, người lao động ít theo nghề và khó sống bằng nghề.

Chính vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã định hướng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể. Đào tạo nghề phải đa dạng, cụ thể, sát nhu cầu của người dân vùng nông thôn, miền núi và thực tiễn sản xuất. Từ đào tạo một công đoạn, một kỹ năng nghề nhất định đến đào tạo cấp bằng, chứng chỉ nghề một cách đầy đủ, toàn diện. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề. Đặc biệt, cần tăng cường công tác tư vấn đối với lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề để học và có điều kiện làm nghề sau khi học. Chú trọng việc thông tin, tuyên truyền trực tiếp cho lao động nông thôn trong quá trình đào tạo...

Phải diễn đạt để bà con dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm

Ngay cả việc đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, làm sao để người lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng không phải dễ. Theo nhiều chuyên gia, muốn làm tốt điều này, các cơ sở đào tạo nghề phải có những giảng viên có nhiều kinh nghiệm, có nhiệt huyết, có tâm với người lao động. Đặc biệt, giảng viên phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc tính của đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu như các cơ sở đào tạo vẫn dạy theo hình thức cũ, lý thuyết nhiều hơn thực hành thì người lao động sau khi học xong sẽ không nhớ gì hết.

Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý, trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ở phần dạy lý thuyết cần phải định tính, định lượng cụ thể để bà con dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm. Điều này đòi hỏi giảng viên khi dạy nghề cho bà con phải cụ thể hóa, cô đọng lý thuyết, không dùng từ trừu tượng và dành nhiều thời gian cho thực hành. Ví dụ như việc đào tạo nghề cho người dân trồng cà phê, ở phần lý thuyết dạy bà con phải đào hố trồng cà phê sâu 30 cen-ti-mét thì giảng viên phải nói khoảng gần 3 gang tay (đo non gang tay 3 lần) thì bà con sẽ dễ hiểu hơn. Sau phần lý thuyết phải làm ngay phần thực hành, hướng dẫn từng người đào hố vì để lâu bà con sẽ quên.

Ở lĩnh vực phi nông nghiệp, việc đào tạo nghề cũng đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải khảo sát kỹ thị trường lao động, đầu ra cho sản phẩm… Bởi nếu như người lao động sau khi học nghề không tìm kiếm được việc làm thì việc đào tạo đó vừa gây lãng phí tiền của Nhà nước và mất công sức của người lao động.

Việt Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đào tạo nghề

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm