Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề không những giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang: Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn Cần linh hoạt và sáng tạo trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì? An Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thấp hơn mức trung bình

Nâng kỹ năng, tăng thu nhập

Từng tham gia lớp dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi gà, gia đình anh Ngô Tiến Ngọc (thôn Nà Áng, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) đã có thêm kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào chăn nuôi gà. Những kiến thức được học đã giúp gia đình anh Ngô Tiến Ngọc thực hiện tốt việc chăm sóc, phòng dịch cho đàn gà. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn, trung bình mỗi năm gia đình anh Ngô Tiến Ngọc thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi gà, cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi tự phát, không có kỹ thuật như trước kia.

Quảng Ninh: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hành lớp nghề "Trồng và chăm sóc cây ăn quả" tại xã Quảng Lâm (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

Ông Lương Xuân Lồng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Liêu – cho biết, thông qua công tác tuyên truyền, hội viên và người nông dân trên địa bàn đã dần thay đổi nhận thức, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tiễn nhờ vào những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp đào tạo nghề.

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, đại bộ phận người dân sống ở vùng nông thôn bằng nghề nông nghiệp. Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Bình Liêu chú trọng chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.

Riêng năm 2023, huyện Bình Liêu được giao nhiệm vụ giải quyết việc làm tăng thêm cho 600 lao động. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Bình Liêu đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn rà soát số lượng lao động chưa qua đào tạo, tìm hiểu về nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới. Đặc biệt, quan tâm đến công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp. Phối hợp kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai thông báo, tuyên truyền, vận động các lao động tại địa phương tham gia các đợt tuyển dụng lao động của các đơn vị có nhu cầu. Qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động, chất lượng lao động ngày càng tăng.

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những “mắt xích” quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua thị xã Đông Triều đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động địa phương.

Theo đó, thị xã Đông Triều đã tích cực khảo sát, nắm bắt nguyện vọng của người lao động, dự báo thị trường việc làm, để từ đó mở các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. Theo thống kê sơ bộ, hiện số người sau đào tạo phát huy được hiệu quả làm việc trên địa bàn thị xã đạt khoảng 80%. Nhiều lao động nông thôn thuộc hộ nghèo đã có việc làm và thoát nghèo thành công, có hộ đã có thu nhập khá.

Theo ông Nguyễn Đức Tuyến (thôn Quảng Mản, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều), trước đây thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng lúa nên khá bấp bênh, kinh tế không ổn định. Sau khi tham gia lớp tập huấn ngắn hạn về kỹ thuật trồng hoa của thị xã, chúng tôi đã chuyển đổi 0,7ha của gia đình sang trồng hoa. Đến nay, gia đình ông Tuyến có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm từ trồng hoa ly, dơn, cúc.

Đẩy mạnh liên kết 3 nhà

Trong hơn 13 năm từ khi thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng gần 40.000 lao động nông thôn, trong đó 38% học nghề nông nghiệp, 62% học nghề phi nông nghiệp.

Người dân có nhận thức sâu sắc hơn về mục đích học nghề, từ chỗ học theo phong trào, học để nhận tiền hỗ trợ chuyển sang học để nắm bắt khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để có năng suất, thu nhập cao hơn; học để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, học để giảm nghèo bền vững và thậm chí học để làm giàu.

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực theo định hướng đào tạo nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu ngành, đào tạo gắn với công nghệ cao, gắn với quy hoạch sản xuất và xây dựng nông thôn mới; ưu tiên đối tượng đào tạo là những nông dân nòng cốt, lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có liên kết sản xuất với doanh nghiệp...

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, trên 86% sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn; trên 24% được doanh nghiệp tuyển dụng; 21,4% tổng số hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm và thoát nghèo, nhiều hộ nghèo trở thành hộ khá, nhiều hộ khá trở thành hộ giàu, đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn còn tồn tại, hạn chế. Việc dự báo nhu cầu về các ngành, nghề cần đào tạo trên thị trường gắn với nhu cầu phát triển địa phương, công tác hỗ trợ việc làm và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa tốt. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các địa phương. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mặc dù phát triển nhanh nhưng số đơn vị không tham gia hoặc tham gia rất ít dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 49,25%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp 22,11%; ngành công nghiệp - xây dựng 28,64%. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tình hình mới, các chuyên gia cho rằng, cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, không đào tạo tràn lan, mà phải phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh liên kết nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghề, nhằm hướng vào những lao động và doanh nghiệp ở nông thôn có nhu cầu.

Việc đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế tập thể, hợp tác xã thông qua các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và đóng góp tích cực vào sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Phục hồi tái thiết sau thiên tai: Cần nhanh nhất và sớm nhất

Cùng với công tác khắc phục hậu quả, việc phục hồi tái thiết sau thiên tai cần nhanh nhất và sớm nhất, trong đó khôi phục sản xuất cần ưu tiên hàng đầu.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là vấn đề cấp thiết

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết.
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Sáng 18/12, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024.
Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Ngày 18/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về phương án sắp xếp, hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tất bật chăm sóc để phục vụ nhu cầu thị trường cuối năm.
Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê cung cấp nền tảng thông tin tin cậy hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua và xuất nhập khẩu cà phê tuân thủ Quy định EUDR.
Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam và tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) thúc đẩy hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp.
Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”, Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025, được tổ chức lần đầu tiên.
Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống trị giá 600 triệu đồng cho 30 hộ nghèo hai xã Chà Val và La Êê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất, Bộ mới sẽ giảm 25 cục, vụ, đầu mối so với tổng số 55 đầu mối hiện có.
Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Tối 10/12, diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về tam nông lần thứ II năm 2024. Phóng viên Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề viết về lĩnh vực này.
Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Kỹ thuật chong đèn vào ban đêm cho hoa cúc không chỉ giúp cây hoa nở đúng vụ mà còn mang lại khung cảnh lung linh đẹp mắt tại các làng hoa ở Gia Lai về đêm.
Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Huyện Đồng Văn, Hà Giang phấn đấu hoàn thành xóa 89 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công trước Tết Nguyên đán 2025.
Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Ngày 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1502/QĐ-TTg đưa 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Ngày 28/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam.
Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Mặc dù đang vào mùa thu hoạch, giá dưa hấu đã giảm mạnh khiến người dân phải chịu thua lỗ, nhiều chủ vườn ngậm ngùi chờ đợi nhưng không thấy thương lái đến mua.
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Sau khi sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt, qua đó cho thấy, việc sử dụng vaccine phòng bệnh là rất quan trọng.
Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

TP. Đà Nẵng đang tích cực hướng dẫn các chủ tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thực hiện các thủ tục theo quy định và theo nguyện vọng của chủ tàu.
Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Biến những khoảng tường trống thành vườn dâu tây xanh tốt, chàng kỹ sư công nghệ thông tin ở Gia Lai truyền cảm hứng cho nhiều người bởi cách làm mới lạ.
Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động