Thứ bảy 19/04/2025 18:54

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1279/QĐ-BVHTTDL ngày 10/5/2024 về việc xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư năm 2023 chuyển sang năm 2024.

Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ở địa phương.

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ dân gian nhằm phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống. Ảnh: TTXVN

Qua đó phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống.

Đồng thời tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các phong tục tập quán mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao tiếp, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.

Tại Quyết định số 1279/QĐ-BVHTTDL, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Xtiêng huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước; Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Tày huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước; Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Giẻ Triêng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Thời gian thực hiện quý II, quý III năm 2024. Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa