Thứ hai 25/11/2024 11:16

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia.

Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững". Hội thảo đã khẳng định sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Quang Hiệp - Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã đạt được những bước tiến đáng kể về năng lực sản xuất trong những năm gần đây. Giai đoạn trước năm 2010 nhiều sản phẩm chủ yếu của nước ta như clanhke, gạch ốp lát các loại, sứ vệ sinh, kính xây dựng vẫn phải nhập khẩu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước.

TS Nguyễn Quang Hiệp - Viện trưởng Viện VLXD (Bộ Xây dựng) trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Phương Cúc

Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc, nhiều sản phẩm đã tham gia vào thị trường xuất khẩu như: Clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch gốm ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh, vôi công nghiệp...

"Những thành tựu này không chỉ giúp tăng cường sản lượng và hiệu quả sản xuất mà còn góp phần nâng cao vị thế của ngành trên thị trường quốc tế", TS Nguyễn Quang Hiệp cho biết.

Cũng theo ông Hiệp, qua số liệu thống kê về năng lực sản xuất, tiêu thụ ngành vật liệu xây dựng cho thấy, nhiều lĩnh vực của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về sản xuất và tiêu thụ. Năng lực sản xuất một số loại sản phẩm vật liệu xây dựng quan trọng như xi măng, gốm sứ, kính xây dựng tăng từ vài chục lần đến hàng trăm lần sau 40 năm phát triển.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất vật liệu xây dựng không ngừng tăng, tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vào GDP ngày càng đáng kể hơn. Đến hết năm 2023, đóng góp của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cho GDP Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 7%.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh: "Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong 10 năm vừa qua, tổng năng lực sản xuất các vật liệu xây dựng chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m² gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m² kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn)".

Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) Lê Trung Thành phát biểu. Ảnh: Phương Cúc

Trong đó, sản lượng xi măng, gạch ốp lát thuộc nhóm top đầu trên thế giới. Chất lượng vật liệu xây dựng Việt Nam đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ, tổ chức sản xuất, kinh doanh, môi trường của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đứng tốp đầu trong các nước ASEAN. Tổng giá trị doanh thu hàng năm ngành vật liệu xây dựng ước đạt khoảng 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11% GDP quốc gia (trong đó, các vật liệu xây dựng không bao gồm thép xây dựng ước đạt khoảng 600.000 tỷ đồng (tương đương hơn 24 tỷ USD), chiếm gần 6% GDP quốc gia), có đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cũng thẳng thắn thừa nhận, trong những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là trăn trở của Chính phủ và các bộ, ngành trong điều hành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhóm ngành này.

Song, dưới góc độ cơ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, ông Thành cho rằng, chính những khó khăn hiện nay đối với ngành vật liệu xây dựng trong cơ chế thị trường với tỉnh cạnh tranh cao cũng là dịp để sàng lọc năng lực và tính hiệu quả đối với các doanh nghiệp và các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam.

Trong tình hình như vậy, các /chu-de/doanh-nghiep-khoi-nghiep.topic vật liệu xây dựng, các tổ chức khoa học, đào tạo, các hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương cùng phải tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.

Chính vì thế, "Ngành vật liệu xây dựng với năng lực đã được khẳng định qua nhiều giai đoạn khó khăn cùng với sự phát triển của đất nước, chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn, thách thức hiện tại, thích ứng tốt với cơ chế thị trường, sự biến động của kinh tế thế giới và phát triển khoa học công nghệ để vươn mình xứng đáng với các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050", ông Thành khẳng định.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Vật liệu xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn