Thứ bảy 28/12/2024 00:38

Doanh nghiệp xuất khẩu Nghệ An gặp khó: Loay hoay tìm giải pháp

Nhiều doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu…

Loạt khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo Sở Công Thương Nghệ An, thời gian qua dù đã đạt được nhiều thành công nhưng thực tế cho thấy doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu

Từ nửa cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp dệt may ở Nghệ An bị sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng

Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩutăng trưởng khá so với năm 2021, như dệt may, linh kiện điện thoại, dăm gỗ, bột đá vôi trắng siêu mịn, đá ốp lát, viên nén gỗ... Đáng chú ý, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu qua chế biến tiếp tục tăng, nhất là hàng lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, thủy sản chế biến và một số hàng nông sản chế biến như chè khô, nước hoa quả.

Năm 2022, Nghệ An đã có trên 360 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, có 12 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 30 triệu USD, 22 doanh nghiệp đạt trên 20 triệu USD.

Tuy nhiên, nhiều khó khăn nội tại được các doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh như: Thời gian qua, hầu hết các chi phí phục vụ sản xuất đều tăng, nhưng giá bán hàng khó tăng do cạnh tranh thị trường với các đơn vị cùng ngành trong nước và nước ngoài. Đặc biệt trong nước, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt gây mất cân bằng thị trường và lợi nhuận càng ngày càng thấp.

Đơn cử như tại các doanh nghiệp dệt may đều bị sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng. Từ nửa cuối năm 2022, lạm phát tăng và việc thắt chặt chi tiêu tại một số thị trường xuất khẩu quan trọng như Hoa Kỳ, EU khiến sức mua hàng dệt may có xu hướng giảm, nhiều doanh nghiệp dệt may bị sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng.

Chi phí đầu vào phục vụ sản xuất như điện, nước, nhiên liệu... đều tăng, nhưng giá bán hàng khó tăng do cạnh tranh thị trường, là những vấn đề nhiều doanh nghiệp đang gặp phải

Hay, mặt hàng linh kiện điện tử, khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang một số nước như Ấn Độ, châu Âu khá khó khăn…

Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản và Thương mại Trung Hải cho biết: Mặt hàng bột đá vôi trắng xuất khẩu chủ yếu sang các nước như Ấn Độ. Hiện nay, mặt hàng này đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Malaysia do giá từ các nước này rẻ hơn nhiều (Malaysia và Ấn Độ có Hiệp định thương mại riêng, thuế xuất khẩu từ Malaysia là 3% và thuế nhập khẩu vào Ấn Độ là 0%); chi phí cước biển lại đã tăng nhiều lần trong khi giá không đổi khiến lợi nhuận giảm sâu. Các doanh nghiệp trong ngành đều gặp khó khăn nên cạnh tranh lẫn nhau, không có sự liên kết, nên giá sản phẩm xuất khẩu càng bị hạ thấp xuống.

Chia sẻ về vấn đề chính sách xuất khẩu, ông Phạm Văn Tám - Giám đốc Công ty cổ phần Tân Long cho biết: Hiện nay, Nhà nước đang cho xuất khẩu nguyên liệu thô, đá hộc nên khách các nước không mua sản phẩm chế biến của Việt Nam do giá trị gia tăng nằm ở khâu chế biến.

Chẳng hạn, giá bán nguyên liệu thô đá hộc xuất khẩu dao động khoảng 16 - 17 USD/tấn, tương đương 370.000 đồng/tấn. Nếu chế biến sâu theo chuỗi giá trị hàng hóa, với 8 triệu tấn đá hoa trắng xuất khẩu doanh thu được khoảng 63.986 tỷ đồng, trong khi chúng ta xuất bán nguyên liệu thô đá hoa trắng, đá hộc 8 triệu tấn thì giá trị doanh thu chỉ được 2.944 tỷ đồng. Điều này cho thấy giá trị gia tăng chênh lệch là rất lớn. Như vậy, tỉnh và các sở, ngành, các cấp thẩm quyền nên xem xét dừng xuất bán nguyên liệu thô đá hộc.

Ông Tám cũng nêu kiến nghị xem xét tính giá điện hiện nay: “Doanh nghiệp đang chịu áp giá cao điểm tăng 285% vào thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ 30 và thanh toán tiền điện 1 tháng 3 lần là không hợp lý. Tăng 285% so với giá sản xuất 1.007 đồng/kWh làm giá thành phẩm tăng cao, không cạnh tranh được với các nước trong khu vực”.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần BVN Thanh Chương phản ánh, giá nguyên liệu đầu vào không ổn định, hệ thống luồng lạch cảng Cửa Lò chưa được khơi thông, nạo vét bảo đảm độ sâu từ 8 - 9m nên tàu vận tải hàng lớn không thể ra vào, dịch vụ logistics cũng bị “mắc cạn”.

Cần tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng

Trước thực trạng trên, ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An đề xuất cần thúc đẩy sự tương tác trực tiếp và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu; tập trung tháo gỡ các khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương này.

Hàng đá trắng xuất qua cảng Cửa Lò

Ông Phạm Văn Hoá chia sẻ, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 2,54 tỷ USD, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trên cả nước và thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Nghệ An, năm 2022 đạt 580,8 triệu USD, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

Nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách, thủ tục liên quan đến các hoạt động thương mại qua biên giới.

Chính vì thế, trong Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu 2023 của tỉnh Nghệ An diễn ra vào ngày 24/2 vừa qua, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An mong muốn các doanh nghiệp mạnh dạn thể hiện quan điểm, nêu rõ được những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chỉ ra nguyên nhân do đâu, do cán bộ công chức hay do cơ chế chính sách chưa phù hợp… để cùng bàn phương án tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Về phía Nghệ An, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. “Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm giải quyết của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành chúng tôi cam kết sẽ chỉ đạo giải quyết nhanh nhất có thể”, ông Lê Hồng Vinh khẳng định.

Với lĩnh vực Hải quan, ông Hồ Sỹ Thắng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Hải quan tỉnh Nghệ An cho hay, Hải quan Nghệ An đã nỗ lực cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, với mô hình hải quan số, hải quan thông minh, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật… nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho các hoạt động thương mại quốc tế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Mục tiêu của ngành hải quan là sẽ luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất chính đáng từ phía doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất