Thứ hai 23/12/2024 03:14

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.

Sẵn sàng phân phối hàng Việt

Tin vui từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ là ngày 24/10/2024, những mặt hàng cuối cùng trong hơn 240 sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam đã được bày đầy đủ trong diện tích khoảng 4 m2 của Siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ, sẵn sàng phục vụ người dân vùng trung tâm Brussels - khu vực quảng trường Cinquantenaire nổi tiếng. Dự kiến sẽ có thêm 30 mặt hàng khác lên kệ siêu thị trong tương lai gần nhằm chiếm lĩnh khu đồ Á tại các chuỗi phân phối của hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Âu.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ thông tin, để có được kết quả này là nhờ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp Việt kiều, ở đây là bà Nguyễn Thị Minh Liên - Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu Vinamex tại Bỉ - một công ty chuyên nhập khẩu và cung ứng hàng nông sản Việt Nam tại Bỉ. Với khát khao đưa hàng Việt đến Bỉ nhiều hơn, bà Nguyễn Thị Minh Liên không ngần ngại chia sẻ với Thương vụ Việt Nam tại Bỉ những địa chỉ, bạn hàng và rất nhiệt tình kết nối Thương vụ với các chuỗi siêu thị tại Bỉ.

Gian hàng Việt Nam tại siêu thị Carrefour Brussel, Vương quốc Bỉ (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Bỉ)

Nhờ sự hỗ trợ này, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ đã tiếp cận được một số chủ siêu thị lớn như Carrefour, Grand Epicie, Spa và bắt đầu hành trình giới thiệu nông sản thực phẩm Việt Nam tại Bỉ.

Cũng tương tự như tại thị trường Bỉ, ở khu vực thị trường Thuỵ Điển và Bắc Âu, các doanh nghiệp Việt kiều tại nước sở tại cũng tích cực hỗ trợ đưa hàng Việt vào thị trường. Ông Diệp Văn Tỷ - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển chia sẻ, trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Thụy Điển cũng như ngày càng nhiều doanh nhân và doanh nghiệp được thành lập và phát triển tại Thụy Điển những năm gần đây, quy mô, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp do người Việt quản lý tại Thụy Điển có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu thế phát triển chung.

Thời gian qua, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển đã nỗ lực làm cầu nối cho hàng Việt vào thị trường bằng cách tổ chức các chuyến công tác về Việt Nam tìm nguồn hàng, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại... Đặc biệt, các doanh ngiệp lớn như East Asian Food AB, Madam Hong, Á Châu Liên AB, HungFat AB... đã nhập khẩu rất nhiều hàng Việt Nam để phân phối tại thị trường sở tại.

Bà Nguyễn Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu chia sẻ thêm, thời gian qua, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường Thụy Điển. Đây không chỉ là cầu nối giúp các sản phẩm Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng mà còn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt trong quá trình mở rộng thị trường.

Ngoài việc trực tiếp tham gia vào hoạt động nhập khẩu và phân phối hàng Việt, Hội còn tích cực tổ chức và tham gia các đoàn doanh nghiệp về Việt Nam để tham dự các sự kiện thương mại lớn như: Hội chợ Vietnam FoodExpo và Vietnam International Sourcing Fair. Những hội chợ này là cơ hội quý giá để doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển và Bắc Âu kết nối với các nhà sản xuất, đồng thời tìm kiếm các sản phẩm chất lượng cao từ Việt Nam để nhập khẩu và phân phối tại Bắc Âu.

Đặc biệt, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đã không ngừng thúc đẩy tinh thần “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong cộng đồng, khuyến khích các doanh nghiệp thành viên nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm từ Việt Nam. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Hội doanh nghiệp và Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã góp phần làm tăng đáng kể số lượng và chất lượng các sản phẩm Việt Nam có mặt tại thị trường này.

Tiếp tục hỗ trợ hàng Việt ra thị trường

Tại Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Âu do Bộ Công Thương tổ chức vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài phải phối hợp với doanh nghiệp trong liên kết để phát huy sức mạnh chung, phát huy vai trò của doanh nghiệp người Việt ở nước sở tại để đưa hàng Việt ra nước ngoài.

Kho hàng của Madam Hong với nhiều hàng hoá Việt Nam (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển)

Thực hiện chỉ đạo này, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã cùng hội ý thống nhất, địa bàn Bỉ thích hợp đưa hàng từ Việt Nam từ Hà Lan sang và lúc đó, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cùng quyết tâm, tạo đầu vào, tạo đầu ra để hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối của Bỉ.

“Thương vụ Hà Lan tích cực tìm kiếm doanh nghiệp thích hợp trong cộng đồng Việt vì doanh nghiệp Việt Nam tại châu Âu rất nhiệt tình và sẵn lòng nhập khẩu, phân phối hàng Việt Nam, họ chỉ cần đầu ra ổn định là sẽ tăng lượng và diện mặt hàng. Thương vụ Bỉ tích cực thuyết phục các đối tác cân nhắc đưa hàng Việt Nam vào chuỗi phân phối của họ. Phiên họp đầu tiên giữa 2 siêu thị, 3 nhà phân phối hàng Việt dù chỉ số số lượng rất ít nhưng đã đặt nền móng đầu tiên cho việc đưa hàng Việt vào châu Âu” – đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bỉ chia sẻ.

Ông Phạm Văn Hiển - Tổng Giám đốc LTP (một doanh nghiệp Việt kiều) cho biết: “Việc đưa hàng vào Siêu thị Carrefour là thành công bước đầu, công ty sẽ nỗ lực đưa hàng Việt Nam phủ các siêu thị tại Bỉ, Hà Lan, Luxembourg với sự hỗ trợ của Thương vụ và Cơ quan Đại diện tại Bỉ và Hà Lan”.

Về phía thị trường Thuỵ Điển, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển xác định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển để phát triển trung tâm thương mại Việt Nam tại thành phố Malmo - thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển và là cửa ngõ nối Thụy Điển với các nước châu Âu khác.

Đây sẽ là một bước đi đầy tiềm năng để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trong khu vực. Dự án này sẽ tương tự như mô hình thành công của chợ Sapa tại Cộng hòa Séc hay chợ Đồng Xuân ở Đức, nơi không chỉ là địa điểm mua sắm mà còn trở thành trung tâm văn hóa, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước và hàng hóa Việt Nam tại châu Âu. Trung tâm thương mại Việt Nam, nếu được xây dựng thành công, sẽ trở thành một điểm đến quan trọng, nơi hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận cả người tiêu dùng Việt lẫn người tiêu dùng bản địa, từ đó thúc đẩy sự hiện diện của các sản phẩm Việt Nam trong khu vực.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024