Thứ hai 23/12/2024 15:25

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội, mở rộng thị trường xuất khẩu

Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường xuất khẩu sẽ khả quan hơn, nhà máy sẽ duy trì tình trạng “sáng đèn” trong cả năm.

Kỳ vọng nhà máy sáng đèn

Mặc dù chưa trở lại được như những năm trước, nhưng từ quý III/2023, thị trường xuất khẩu gỗ đã dần phục hồi. Ông Huỳnh Quang Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Long cho biết, hiện công ty đã nhận được một số đơn hàng cho vụ mới, đã có khách hỏi báo giá, mẫu đã có. Dự báo, năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ phục hồi. “Thị trường đã bắt đáy và theo quy luật khi chạm đáy rồi sẽ từ từ lên, do vậy doanh nghiệp đang tiếp xúc với một số khách và tình hình đơn hàng năm 2024 khá khả thi, điều này là tin mừng sau thời gian dài gặp khó”, ông Huỳnh Quang Thanh chia sẻ.

Đối với ngành dệt may, hiện nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng cho quý I/2024. Ông Trần Như Tùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP may Thành Công cho biết, hiện các chuyền may vẫn chưa hoạt động tối đa công suất. Ước tính đến tháng 12/2023, công ty đạt khoảng 76% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2023 và đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 1/2024. “Hy vọng, năm 2024, tình hình đơn hàng sẽ tốt hơn”, đại diện Dệt may Thành Công nói.

Tương tự, đối với ngành rau quả, trong khi nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát khiến “hầu bao” của người tiêu dùng eo hẹp thế nhưng xuất khẩu rau quả lại bùng nổ với sức mua ấn tượng. Ông Phạm Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Phạm Gia cho biết, mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu trên 100 tấn sản phẩm các loại nông sản đông lạnh. Con số này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Để đáp ứng được các đơn hàng, doanh nghiệp phải tăng hết công suất chế biến các sản phẩm…

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, càng về cuối năm, xuất khẩu của Việt Nam phục hồi càng rõ nét. Tuy chưa đạt được mức tăng trưởng trở lại so với năm trước nhưng mức suy giảm tiếp tục được thu hẹp từ chỗ giảm 12% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 4.6% trong cả năm 2023. Chính vì vậy các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường xuất khẩu trong năm 2024 sẽ khả quan hơn, doanh số tăng trở lại, các nhà máy sản xuất duy trì tình trạng “sáng đèn” cả năm, thay vì phải đóng cửa như thời gian qua.

Tận dụng cơ hội từ các FTA

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, bước sang năm 2024, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều yếu tố tích cực hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024. Vấn đề hàng tồn kho cao tại Hoa Kỳ đang dần được khắc phục.

Ở góc độ thị trường, theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, các FTA đang có với các đối tác thị trường châu Âu, châu Mỹ tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư. Nhu cầu thị trường thế giới và khu vực châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do lạm phát đã bắt đầu có xu hướng giảm từ cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nước khu vực châu Âu, châu Mỹ đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cũng như dành nhiều hỗ trợ tín dụng và công nghệ giúp Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi để hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu, châu Mỹ phục hồi khả quan.

Bên cạnh thuận lợi, các ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp cũng nhận định rằng hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro. Chẳng hạn như ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam dự báo ngành này sẽ phải đối mặt với các thách thức về tranh chấp thương mại và doanh nghiệp cần tập trung phát triển bền vững và gia tăng sử dụng gỗ rừng trồng có chứng chỉ.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, thực hiện đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại và trọng tâm hoạt động xúc tiến thương mại sẽ hướng tới các doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại khu vực cũng như xúc tiến thương mại cấp quốc gia với sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công