Thứ sáu 08/11/2024 03:32

Doanh nghiệp dệt may - logistics: Đồng thuận bắt tay để liên kết

Trong khi chủ hàng phải chịu nhiều o ép từ phía các nhà vận tải nước ngoài thì DN logistics trong nước lại không thể chen chân cung cấp dịch vụ. Để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự đồng thuận của DN hoạt động ở hai lĩnh vực trên.
Doanh nghiệp logistics có vai trò quan trọng trong xuất khẩu sản phẩm dệt may

“Khổ” vì logistics!

Theo ông Nguyễn Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - ngành Dệt may Việt Nam có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) rất lớn. Năm 2015, tổng kim ngạch XNK của ngành là 43,5 tỷ USD. “Hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao khả năng cạnh trạnh của DN thông qua các tiêu chí như: Giảm thời gian lưu thông hàng hóa, tăng độ tin cậy và giảm chi phí”- ông Cẩm nói. Tuy nhiên trên thực tế, đã có không ít DN dệt may kêu trời vì phí logictics. Ông Nguyễn Đức Chương - Giám đốc Công ty TNHH Nam Việt - cho biết: DN dệt may của Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, nhưng so với các quốc gia trong khu vực đang phải chịu nhiều loại chi phí cao như lãi suất ngân hàng, đặc biệt là phí vận tải. Cùng với đó, DN còn phải chịu sự o ép của DN vận tải nước ngoài, phí CIC là một ví dụ. CIC là loại phụ phí cước vận tải biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu, chỉ được áp dụng vào mùa cao điểm. Theo ông Nguyễn Đức Chương: “Việc thu phí CIC với DN có quy mô XNK lớn có thể gánh vác được, nhưng với những DN nhỏ, phí này là gánh nặng lớn”.

Trước phản ánh trên, ông Nguyễn Tương - Đại diện Hiệp hội Logistics Việt Nam - nhận định: Khó khăn lớn nhất của các DN cung cấp dịch vụ logistics là sức cạnh tranh hạn chế, chi phí cao, quy mô nhỏ, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu … Cùng đó, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; vận tải đường bộ, cảng biển chưa đáp ứng; kho chứa hàng còn hạn chế…, đã ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa.

Cần sự đồng thuận

Ông Nguyễn Tương cũng cho biết thêm, phần lớn DN dệt may hiện sản xuất gia công nên phải chịu chỉ định về nguồn cung nguyên phụ liệu, nhà vận chuyển, do đó cơ hội cung cấp dịch vụ của các DN logistics trong nước là rất hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân khiến DN dệt may phải chịu phí CIC vô lý như hiện nay. “Đặc thù của ngành dệt may là nhập nguyên phụ liệu và xuất hàng đi, do vậy có thể kết hợp giữa hàng nhập với hàng xuất sẽ giúp giảm cả về chi phí, thời gian và thủ tục…Trong trường hợp nhiều DN cùng mua nguyên phụ liệu tại một thị trường có thể kết hợp mua chung, nhập thành lô hàng lớn cũng giúp giảm đáng kể phí vận chuyển”- ông Tương đề xuất.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics là sức cạnh tranh hạn chế

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này cần sự đồng thuận từ DN hai phía và sự điều phối của một đơn vị cầm trịch. Theo đó, DN dệt may nỗ lực nâng cao năng lực chuỗi cung ứng, chuyển dần sang sản xuất mặt hàng có giá trị cao. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho ngành mà còn dành được quyền chủ động về nguồn cung nguyên phụ liệu, vận chuyển, bảo hiểm.

Để xây dựng mối liên kết giữa DN dệt may và logistics, Hiệp hội Logistisc Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác. Hai hiệp hội sẽ cũng tìm ra giải pháp phối hợp giữa các DN hai lĩnh vực này.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh