Thứ tư 18/12/2024 12:28

Doanh nghiệp da giày chuẩn bị gì để tham gia chuỗi cung ứng bền vững?

Ngày 13/12, Lefaso đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Tập huấn cập nhật thông tin các chính sách mới của EU đối với các sản phẩm da giày nhập khẩu thị trường EU”.

Phát triển bền vững trong ngành giày dép đang là yêu cầu tất yếu do nhận thức ngày càng tăng về các vấn đề môi trường và nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Điều đó cho thấy chuỗi cung ứng đã thay đổi và thách thức đặt ra là doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam cần phải chuẩn bị gì để tuân thủ các quy định mới và tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững? Làm thế nào để giảm thiểu khí thải carbon trong quá trình sản xuất của các nhà máy giày dép hướng tới sản xuất không chất thải nhằm đáp ứng ESG và báo cáo bền vững của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và hướng dẫn, thực thi hiệu quả các chính sách mới, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) phối hợp với Tổ chức IDH tổ chức Hội thảo “Tập huấn cập nhật thông tin các chính sách mới của EU đối với các sản phẩm da giày nhập khẩu vào thị trường EU”.

Hội thảo “Tập huấn cập nhật thông tin các chính sách mới của EU đối với các sản phẩm da giày nhập khẩu vào thị trường EU”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Lefaso cho hay: Chính sách thương mại tại những thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày thay đổi nhanh chóng. Nếu như trước đây các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ Chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn như Mỹ, EU.

Chúng tôi hiểu rằng đây là thách thức lớn đối với các nhà máy sản xuất giày dép, túi xách hiện nay. Vì vậy, Hội thảo ngày hôm nay được tổ chức nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin, học hỏi và chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn tiếp theo”, bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết.

Bà Nguyễn Thị Minh Thuý - Quản lý cấp cao Chương trình phát triển bền vững, Tổ chức IDH cũng chia sẻ: IDH là tổ chức của Hà Lan, hoạt động trên 40 quốc gia với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp trong những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. IDH đang hợp tác với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Lefaso chuẩn bị thực hiện nhiều hoạt động hữu ích.

IDH cam kết, thời gian này và trong trung, dài hạn tổ chức sẽ có cam kết với ngành da giày để có những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cụ thể, dài hạn và có chiến lược”, đại diện Tổ chức IDH khẳng định.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Gerwin Leppink - Chuyên gia đến từ tổ chức Wrap nhận định: Ngày nay, để xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ và EU việc tuân thủ các quy định của cơ quan hải quan, bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội… là điều bắt buộc. Điều này tác động tới cả người mua (nhà phân phối ở nước sở tại) và nhà cung cấp hàng hóa (doanh nghiệp xuất khẩu). Trong đó, người mua phải chứng minh nguồn cung ứng có trách nhiệm và tuân thủ các luật mới. Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm với bên phân phối trong việc chứng minh rằng nhà máy của họ an toàn, công nhân của họ được đối xử phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, luật pháp địa phương và yêu cầu của người mua.

Các nhà cung cấp có thể mất đơn đặt hàng nếu không tuân thủ các quy định và người mua có thể bị cơ quan chức năng thu giữ hàng hoặc từ chối lô hàng nếu có cáo buộc ngược đãi công nhân”, ông Gerwin Leppink nói.

Từ thực tế này ông Gerwin Leppink khuyến nghị: Việc cạnh tranh đã chuyển dịch từ các công ty đơn lẻ sang cả chuỗi cung ứng, đòi hỏi người mua và nhà cung cấp cùng chung tay tuân thủ theo luật pháp và quy định mà khách hàng kỳ vọng. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh, sự cạnh tranh nằm ở giá trị chứ không phải phụ thuộc chi phí thấp nhất.

Đại diện tổ chức Wrap cũng khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bên mua hàng hiện tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, vào khả năng phục hồi. Họ cũng chuyển sang chiến lược tìm nguồn cung ứng song phương, đa phương; đồng thời, coi trọng giá trị bền vững, việc tuân thủ, minh bạch, truy xuất nguồn gốc với sự linh hoạt của chuỗi cung ứng.

Cũng tại hội thảo, nhiều nội dung liên quan tới phát triển bền vững đã được thông tin sâu tới các doanh nghiệp ngành da giày như: Những điều luật thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Cộng hòa Liên bang Đức; các kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người và môi trường của hãng giày Adidas; giải pháp giảm thiểu khí thải carbon trong quá trình sản xuất của các nhà máy giày dép hướng tới sản xuất không chất thải…

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD