Thứ bảy 10/05/2025 16:25

Diễn đàn "SEMI SEA TalentCONNECT": Cơ hội phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Diễn đàn là hoạt động chính của Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2023 với chủ đề quan trọng "Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á".

Đây là sự kiện do Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Hiệp hội Thiết bị và bán dẫn toàn cầu (SEMI), Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại Hà Nội, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/9/2023.

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông , Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam

SEMI là một tổ chức đại diện cho chuỗi cung ứng thiết kế và sản xuất điện tử, kết nối hơn 2.500 thành viên và 1.3 triệu chuyên gia trên toàn thế giới. Mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2023 là giới thiệu tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn, đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử và vi mạch có cơ hội trao đổi, thảo luận về chính sách và giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam.

Diễn đàn này nhằm mục đích tạo cơ hội kết nối tài năng, giúp sinh viên Việt Nam và những người trẻ tuổi có cái nhìn sâu hơn về ngành công nghiệp bán dẫn trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới. Đồng thời, diễn đàn cũng tập trung vào việc chia sẻ, thảo luận về cơ hội hợp tác giữa SEMI và các trường đại học Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong tương lai.

Tại diễn đàn "SEMI SEA TalentCONNECT", Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho biết: Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế, trong đó đổi mới công nghệ bằng cách chuyển đổi kỹ thuật số được kỳ vọng sẽ là động lực chính cho việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ này. Đồng thời, Việt Nam đã sẵn sàng cho sự mở rộng đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn.

Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay được giao chịu trách nhiệm xây dựng Chiến lược Phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn cho Việt Nam đến năm 2030, với tầm nhìn tới năm 2035 (Chiến lược). Chiến lược sẽ đề ra tầm nhìn, mục tiêu, lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp cùng với các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành công nghiệp Vi mạch Bán dẫn Việt Nam nói riêng.

Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu, bao gồm các diễn giả, doanh nghiệp Vi mạch Bán dẫn trong khu vực và quốc tế, đồng thời là thành viên của SEMI, cùng với các đại biểu đến từ Việt Nam.

Hội nghị VBS 2023 bao gồm các nội dung: Giới thiệu tiềm năng của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn; Trao đổi, thảo luận giữa các cơ quan nhà nước và các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, Vi mạch trong nước và quốc tế, nhằm đề xuất các chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Bán dẫn tại Việt Nam; Chia sẻ cơ hội hợp tác với các trường đại học Việt Nam và SEMI để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe