Thứ hai 28/04/2025 19:39

Dệt may Việt Nam - Ấn Độ: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Theo giới chuyên gia, cơ hội kinh doanh giữa doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tới sẽ còn rộng mở hơn nếu hai bên tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương và hỗ trợ nhau tiếp cận thị trường.

Giao thương chưa cao như kỳ vọng

Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh - ông K. Srikar Reddy - thông tin, GDP Ấn Độ tăng 6,8% trong năm tài chính 2018-19, dự báo đến năm 2025 sẽ tăng trưởng gấp đôi, đạt giá trị 5.000 tỷ USD, so với mức 2.500 tỷ USD hiện tại.

Đại diện doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Ông K. Srikar Reddy cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được nhận định sẽ mang đến cơ hội giao thương trong ngành dệt may giữa Việt Nam - Ấn Độ. Bởi lẽ quy mô tổng thể của ngành dệt may Ấn Độ là khoảng 139 tỷ USD với thị trường nội địa 100 tỷ USD và xuất khẩu trị giá 39 tỷ USD. Như vậy sẽ có nhiều cơ hội cho ngành dệt may của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Ấn Độ trong thời gian tới.

Đánh giá về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, quy mô tổng thể của ngành dệt may Việt Nam vào khoảng 44 tỷ USD, trong đó xuất khẩu năm 2019 dự kiến khoảng 39,5 tỷ USD và tiêu thụ nội địa ở mức 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được con số xuất khẩu cao thì Việt Nam phải nhập 27,9 tỷ USD giá trị nguyên phụ liệu từ các thị trường khác, trong đó có Ấn Độ. Các mặt hàng nguyên phụ liệu mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là bông, sợi, hàng may sẵn và vải.

Ông Siddhartha Rajagopal - Giám đốc Điều hành Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu dệt bông Ấn Độ (TEXPROCIL) - phân tích: Dù tăng trưởng thương mại dệt may giữa hai nước có cải thiện nhiều song vẫn còn tương đối thấp. Cụ thể, trong năm 2018, Ấn Độ nhập khẩu dệt may khoảng 7,31 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ vào khoảng 300 triệu USD (chiếm 4,1% giá trị nhập của ngành may Ấn Độ); ở chiều ngược lại Ấn Độ xuất khẩu qua Việt Nam khoảng 640 triệu USD - một con số khiêm tốn so với giá trị nhập khẩu 27,9 tỷ USD mà Việt Nam đang chi ra.

Hợp tác, đẩy mạnh giao thương

Những con số nêu trên cho thấy tiềm năng hợp tác dệt may Việt - Ấn trong thời gian tới là rất lớn nếu doanh nghiệp hai bên thành lập các liên doanh, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, theo Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN, hầu hết các loại sợi, vải dệt thoi và dệt kim có thể được nhập khẩu miễn thuế từ Ấn Độ.

Để thúc đẩy hợp tác giao thương ngành dệt may hai nước, giữa tháng 11/2019 TEXPROCIL đã tổ chức phái đoàn 60 doanh nghiệp dệt may Ấn Độ tới Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp của Việt Nam. Tại buổi giao thương này, ông Vũ Đức Giang đã nêu những thuận lợi trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời mời gọi các công ty Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và in để tận dụng khả năng tiếp cận thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA.

Về phía Ấn Độ, ông Siddhartha Rajagopal đã mời các công ty Việt Nam tham dự IND-TEXPO (giao lưu doanh nghiệp) tại triển lãm dệt may do TEXPROCIL tổ chức vào ngày 17-29/3/2020 tại Coimbatore, Tamil Nadu, Ấn Độ. Theo ông Siddhartha Rajagopal, tham gia sự kiện này các đơn vị từ Việt Nam sẽ được nhận toàn bộ vé máy bay khứ hồi, lưu trú và đi lại nội địa từ TEXPROCIL.

Ấn Độ có thể trở thành đối tác đáng tin cậy của Việt Nam trong việc cung cấp sợi, vải và máy móc với giá cả cạnh tranh.
Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?