Đầu tư giáo dục: Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất hỗ trợ học sinh bán trú và học viên bán trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mỗi tháng 900.000 đồng/người.
Tiếp bước em đến trường cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Đa dạng sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa

Thêm nhiều chính sách ưu đãi

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.

Theo đề xuất tại dự thảo: Học sinh bán trú dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng. Cụ thể, với trẻ em nhà trẻ bán trú hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ. Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Đầu tư giáo dục: Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Đầu tư giáo dục tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Học sinh bán trú và học viên bán trú được hỗ trợ tiền ăn. Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Hỗ trợ tiền nhà ở cho mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Mỗi học sinh, học viên cũng được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Riêng với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học: Nếu trong năm học đạt danh hiệu "Học sinh xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh.

Bên cạnh đó còn được trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm: Mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn, các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí 1.080.000 đồng/học sinh.

Nghị định này đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, dự kiến bắt đầu thực hiện chính sách từ năm học 2024 - 2025.

Với quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, trong đó, quan tâm phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Đặc biệt sự ra đời Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thêm một lần nữa khẳng định và nhấn mạnh tới việc cần thiết phải quan tâm đầu tư, phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi "Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách...".

Từng bước khẳng định chất lượng giáo dục vùng dân tộc

Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước với hệ thống chính sách đặc thù, cơ sở vật chất, mạng lưới, quy mô trường lớp phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển đáng kể.

Hiện nay, toàn quốc có 1.149 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 29 tỉnh, thành phố, với quy mô 252.671 học sinh bán trú. Bên cạnh đó, còn có 2.176 trường phổ thông có học sinh bán trú ở 29 tỉnh/thành phố với quy mô 213.199 học sinh bán trú.

Đáng nói, đến nay, phần lớn các tỉnh miền núi đã xóa bỏ được phòng học 3 ca, phòng học tạm các loại; tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh được ngồi học trong phòng học kiên cố và giải quyết điều kiện chỗ ở cho hàng vạn giáo viên.

Đặc biệt, từ khi có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú và các chính sách hỗ trợ đi kèm, chất lượng giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được nâng lên rõ rệt.

Đối với các trường chuyên biệt, việc Chính phủ đã quyết định chuyển các trường: Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh và Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc là cơ hội để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tại nhiều cuộc họp, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc khẳng định, thời gian qua, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm bằng nhiều chính sách cụ thể, phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk: Năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh có 1.011 trường học các cấp, với 15.524 lớp. Trong đó, có 17 trường phổ thông dân tộc nội trú. Hệ thống trường học hiện đã “phủ sóng” khắp các xã, thị trấn, bảo đảm căn bản nhu cầu học tập của học sinh.

Em H’Wion Srũk - học sinh lớp 8, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Chúng em coi trường học như là mái ấm của mình. Tại đây, ngoài được tiếp cận môi trường học tập thân thiện, hiện đại thì em và các bạn còn được hỗ trợ ăn, ở, đi lại rất chu đáo, gia đình không phải lo lắng nên có điều kiện học tốt hơn…

Thực tế, việc bảo đảm quyền học tập cho học sinh dân tộc thiểu số và các chính sách liên quan đã giúp ngành giáo dục hoàn thành nhiệm vụ phát triển giáo dục đại trà, tạo chuyển biến tích cực trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thêm tin vui nữa, từ nay đến năm 2030, vùng vùng dân tộc thiểu số đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng một Chương trình mục tiêu quốc gia riêng để người dân phát huy ý thức tự lực, tự cường, khai thác tiềm năng thế mạnh, bản sắc của vùng dân tộc thiểu số để góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Trong đó có bố trí riêng một dự án đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, việc thực hiện chính sách giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn bị hạn chế trong tiếp cận dịch vụ giáo dục so với hộ nghèo nói chung và so với cả nước. Nhiều địa phương chỉ chú ý đến quy hoạch về số lượng mà chưa chú ý điều kiện đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất ở hầu hết các trường phổ thông dân tộc bán trú chưa được chú trọng đầu tư xây dựng…

Theo các chuyên gia, đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo nói chung và ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng là con đường ngắn nhất góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước cũng như vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Do đó, rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp trong việc truyền thông về thực hiện chế độ chính sách cho vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục rà soát mạng lưới trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông có học sinh bán trú… Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của các trường chuyên biệt. Thực hiện linh hoạt chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học; gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương.

Một số mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi gần với mức bình quân của cả nước ở tất cả các cấp học; số sinh viên người dân tộc thiểu số (đại học, cao đẳng) đạt từ 200 - 250 sinh viên/vạn dân. Đào tạo sau đại học cho người dân tộc thiểu số, phấn đấu đến năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động dân tộc thiểu số đã qua đào tạo, ưu tiên các dân tộc chưa có người ở trình độ sau đại học.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ đấu giá mỏ cát 1.700 tỷ ở Hà Nội: Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 30% giá trúng thầu

Vụ đấu giá mỏ cát 1.700 tỷ ở Hà Nội: Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 30% giá trúng thầu

Vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá mỏ cát ở Hà Nội nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá, nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản.
Cải cách tiền lương: Lương mới phải cao hơn lương cũ

Cải cách tiền lương: Lương mới phải cao hơn lương cũ

Một trong những nội dung về cải cách tiền lương sẽ được xin ý kiến Bộ Chính trị là việc bảo lưu tiền lương, để đảm bảo lương mới không thấp hơn lương cũ.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Trong số khoảng 530 ca ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (Đồng Nai) có 5 bệnh nhi bị nặng, trong đó có bệnh nhi tiên lượng không tốt.
Từ câu chuyện ‘đổi giầy’ và khuyến nghị 5 bước chọn ngành nghề phù hợp

Từ câu chuyện ‘đổi giầy’ và khuyến nghị 5 bước chọn ngành nghề phù hợp

Mượn câu chuyện qua trò chơi nhỏ về 'đổi giầy', chuyên gia đã chia sẻ 5 bước lựa chọn ngành nghề phù hợp để có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Chuyến về nguồn đầy niềm tự hào của người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch

Chuyến về nguồn đầy niềm tự hào của người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch

Hòa cùng dòng người trong chuyến về nguồn thăm chiến trường Điện Biên Phủ, người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch đã về thăm nơi ghi dấu chiến công của cha anh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Khánh Hoà: Thời tiết bất lợi là nguyên nhân khiến tôm hùm chết

Khánh Hoà: Thời tiết bất lợi là nguyên nhân khiến tôm hùm chết

Nhiệt độ nước tăng cao so với cùng kỳ, mật độ tôm hùm nuôi dày, giai đoạn thời tiết chuyển mùa góp phần làm sức đề kháng của tôm giảm, tôm yếu và dễ mắc bệnh.
Từ ngày 6/5/2024: Hà Nội cấm xe máy, xe đạp đi lên cầu vượt Mai Dịch cũ

Từ ngày 6/5/2024: Hà Nội cấm xe máy, xe đạp đi lên cầu vượt Mai Dịch cũ

Sở GTVT Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua nút giao Mai Dịch.
Quảng Ngãi: 5 người nhập viện sau khi ăn cá nóc

Quảng Ngãi: 5 người nhập viện sau khi ăn cá nóc

5 người trong một gia đình ở Quảng Ngãi phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn cá nóc.
Báo chí Argentina ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ là bài học chống thực dân

Báo chí Argentina ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ là bài học chống thực dân

Tờ Resumen Latinoamericano của Argentina trong những ngày qua liên tục đăng các bài viết ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Tính đến 6h sáng ngày 4/5, tổng cộng có 529 ca nhập viện chữa trị do ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai)
Sẽ có nhiều nội dung thay đổi trên mẫu sổ đỏ mới

Sẽ có nhiều nội dung thay đổi trên mẫu sổ đỏ mới

Tại dự thảo Thông tư về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, mẫu sổ đỏ mới sẽ có nhiều thay đổi so với hiện hành.
Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng, tạo khí thế thi đua sôi nổi ở từng cơ sở đoàn

Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng, tạo khí thế thi đua sôi nổi ở từng cơ sở đoàn

Với sự tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cơ sở đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đoàn nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Thời tiết hôm nay ngày 4/5/2024: Cả nước mưa dông, nguy cơ lũ quét và mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 4/5/2024: Cả nước mưa dông, nguy cơ lũ quét và mưa đá

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên cần đề phòng có mưa dông, mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật cấp 7-8

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật cấp 7-8

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2024, ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 4/5/2024: Hà Nội nền nhiệt tăng, có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 4/5/2024: Hà Nội nền nhiệt tăng, có mưa rào và dông vài nơi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 4/5/2024, Hà Nội nền nhiệt độ tăng, có mây, ngày nắng, có mưa rào và dông vài nơi.
Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc.
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Những nỗi đau không thể bù đắp

Vụ tai nạn lao động tại Yên Bái khiến 7 người chết chưa nguôi ngoai thì Đồng Nai lại có 6 người tử vong do nổ lò hơi - đây là những nỗi đau không thể bù đắp.
Hiện trạng cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong sau hơn 16 tháng thi công

Hiện trạng cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong sau hơn 16 tháng thi công

Dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong hiện đang thi công nhanh gần 1% so với kế hoạch đề ra. Nhà thầu phấn đấu thông xe vào 2/9/2025, vượt tiến độ 3 tháng.
Đẩy mạnh tuyên truyền để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào đời sống

Đẩy mạnh tuyên truyền để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào đời sống

Trong năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu, tuyên truyền về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin về trường hợp 15 học sinh từ 7-11 tuổi trên địa bàn TP. Thủ Đức bị ngộ độc nghi do ăn sushi ở trước cổng trường.
Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có phản hồi về thông tin này.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 3/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Thủ tướng vừa ký quyết định bổ sung thẩm quyền Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Người dân Hà Nội không còn vất vả xếp hàng cấp lý lịch tư pháp

Người dân Hà Nội không còn vất vả xếp hàng cấp lý lịch tư pháp

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, qua thí điểm sử dụng VneID trong cấp lý lịch tư pháp, người dân không còn phải xếp hàng làm thủ tục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động