Thứ ba 05/11/2024 16:27

Danh sách doanh nghiệp và sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

Sau 9 tháng triển khai thực hiện kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 năm 2022 đã về đích với 325 sản phẩm của 172 doanh nghiệp.

Kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 8 năm 2022 thu hút được sự quan tâm tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau trên cả nước.

Theo ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Phó Trưởng ban, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, kỳ xét chọn năm nay ghi nhận số lượng doanh nghiệp và số lượng sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tăng với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2020 (124 doanh nghiệp).

Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia Chương trình có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia cũng tăng mạnh với 64 doanh nghiệp, chiếm 37,2% trên tổng số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.

Kết quả năm nay tiếp tục ghi nhận con số đáng tự hào khi 19 doanh nghiệp đã có 8 lần liên tiếp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia kể từ kỳ xét chọn đầu tiên năm 2008”, ông Hoàng Minh Chiến chia sẻ.

Đáng lưu ý, trong số các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm nay đã xuất hiện thêm nhiều tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trải dài trên 30 ngành hàng khác nhau. Về mặt địa lý, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 đến từ 35 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, kỳ xét chọn Thương hiệu quốc gia để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và công bằng cho các doanh nghiệp tham gia, các hồ sơ đăng ký xét chọn được đánh giá, thẩm định theo các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg, Thông tư số 33/2019/TT-BCT quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Thông tư số 25/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2019/TT-BCT.

Để thực hiện quy trình xét chọn, Ban Thư ký đã mời tổng số 39 chuyên gia trong danh sách Ban chuyên gia của Chương trình tham gia chấm hồ sơ (2 chuyên gia chấm 1 hồ sơ). Đồng thời, Ban thư ký đã thuê các đơn vị chuyên ngành có uy tín đánh giá các chỉ tiêu liên quan với mỗi hồ sơ, cụ thể: Công ty Cổ phần Mibrand (là đối tác và đại diện chính thức tại Việt Nam của Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh) thực hiện khảo sát khả năng nhận biết thương hiệu; Công ty KPMG đánh giá sức khỏe tài chính; Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) xếp hạng tín dụng.

Bên cạnh đó, Ban Thư ký đã gửi công văn xin ý kiến các cơ quan quản lý chuyên ngành về chấp hành pháp luật chuyên ngành, cụ thể: Tổng Cục thuế, Tổng Cục Hải quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau hơn 9 tháng phát động và triển khai hoạt động xét chọn, đã có 172 doanh nghiệp với tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022. Đây là minh chứng cho sức hút và tầm ảnh hưởng của Chương trình đối với doanh nghiệp trong việc xúc tiến xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng như phát triển thị trường nội địa.

DANH SÁCH SẢN PHẨM ĐẠT THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM NĂM 2022

Doanh nghiệp quan tâm có thể tải Danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 TẠI ĐÂY

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp