Thứ hai 25/11/2024 13:20

Đắk Nông: Công tác kết nghĩa với các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao

Những năm qua, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện tốt công tác kết nghĩa với các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào

Đến nay, đã có 87 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh kết nghĩa với 79 bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ngoài ra, UBND các huyện, thành phố phân công các cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tại địa phương. Sau khi kết nghĩa, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức khảo sát tình hình thực tế ở bon, buôn để xây dựng chương trình, kế hoạch giúp đỡ phù hợp. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc kết nghĩa, trang bị phương pháp, kỹ năng vận động quần chúng cho cán bộ, đảng viên của đơn vị.

Phổ biến kiến thức về trồng trọt cho các hộ đồng bào dân tộc

Các cơ quan, đơn vị được phân công kết nghĩa đã làm tốt công tác vận động quần chúng, thường xuyên cử cán bộ, đảng viên xuống bon, buôn phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham mưu cho chính quyền cơ sở xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh, phức tạp, những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Chủ động nắm tình hình diễn biến tư tưởng của bà con đồng bào dân tộc trong bon để có giải pháp xử lý và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan giải quyết kịp thời, hiệu quả góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị tại địa phương.

Đặc biệt, trong những dịp lễ, Tết, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa cử cán bộ xuống thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào. Qua đó đã kịp thời xử lý một số vụ việc nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị ở cơ sở. Mặt khác, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa đã phối hợp với cấp ủy và các đoàn thể địa phương đẩy mạnh việc kiện toàn, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, tinh thần cảnh giác trước những âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Tạo sinh kế giúp đồng bào nâng cao chất lượng cuộc sống

Song song với công tác vận động quần chúng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị kết nghĩa còn quan tâm giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo bằng cách hỗ trợ vay vốn không tính lãi, hỗ trợ về cây, con giống, phân bón, vận động, hướng dẫn đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi...

Riêng giai đoạn 2018-2022, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức 26 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ đồng bào dân tộc. Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, bà con đã từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Tổ chức 13 mô hình sản xuất với kinh phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng; 23 mô hình hỗ trợ với tổng kinh phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, nổi bật là các mô hình “Hũ gạo tình thương” do Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện; mô hình hỗ trợ tủ sách, máy tính, đèn chiếu cho học sinh do Cục thuế tỉnh thực hiện; mô hình “Nhà tình nghĩa” do BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội biên phòng thực hiện; mô hình “Trồng dâu nuôi tằm” do Hội Nông dân thực hiện…. Các mô hình được triển khai đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, phát triển kinh tế tại các bon, buôn kết nghĩa.

Ngoài việc giúp đồng bào buôn kết nghĩa xóa đói, giảm nghèo, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp giúp xây dựng đời sống văn hóa - xã hội như: Trích quỹ phúc lợi, vận động cán bộ, công chức cơ quan đóng góp để xây dựng nhà trẻ, phòng học, nhà văn hóa cộng đồng cho buôn; làm nhà tình thương, nhà đại đoàn kết tặng các hộ chính sách, hộ nghèo khó khăn về nhà ở; tặng tivi, rađio, tủ sách, các thiết bị văn hóa, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân lắp đặt điện thoại, điện chiếu sáng, tặng dụng cụ sinh hoạt thể thao, nhạc cụ... cho người dân và bon, buôn kết nghĩa.

Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào

Các hoạt động thiết thực trên đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Theo thống kê sơ bộ, hiện tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm giảm từ 2% - 4%, đời sống kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt, bộ mặt bon, buôn ngày càng khởi sắc.

Để công tác kết nghĩa đi vào thực chất, /chu-de/tinh-dak-nong.topicxác định trong thời gian tới sẽ đổi mới nội dung, phương pháp chương trình kết nghĩa cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong tình hình hiện nay. Trong đó, trọng tâm gắn công tác kết nghĩa với chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, nâng cao dân trí, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở bon, buôn để hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt các chính sách nhằm phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều cơ quan, đơn vị kết nghĩa đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực, tổ chức thực hiện nội dung, chương trình kết nghĩa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện của mỗi cơ quan, đơn vị và thực tế của các bon, buôn đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội, xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tại các bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc