Thứ sáu 08/11/2024 13:30

Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II: Sự kiện quan trọng, ý nghĩa

Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II dự kiến sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào cuối quý I năm 2020. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc đối với hơn 14 triệu đồng bào DTTS. Chuẩn bị cho sự kiện này, các địa phương trên cả nước đã long trọng tổ chức đại hội cấp tỉnh; thông qua Quyết tâm thư và cử đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc.

Với số dân là 14,1 triệu người, chiếm tỷ lệ 14,7% dân số cả nước, 53 DTTS sinh sống trải rộng trên 3/4 diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó, 49,5% sống tập trung chủ yếu tại vùng núi phía Bắc, 15,7% ở Tây Nguyên, 14,6% ở Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Đồng bào các DTTS đã góp phần to lớn cho lịch sử vẻ vang, hào hùng của đất nước, của Đảng, cho sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến (thứ 2 từ trái sang) trò chuyện cùng các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái

Xác định, Đại hội đại biểu các DTTS là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã về các tỉnh tham dự, phát biểu và lắng nghe ý kiến của các đại biểu là đồng bào dân tộc ưu tú, tiêu biểu, xuất sắc.

Tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đầu tiên tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS - bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh: Với đường lối nhất quán “Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn Đảng ta luôn coi công tác dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt.

Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, khi còn đang đối mặt với vô vàn khó khăn của nạn đói, nạn dốt và cuộc kháng chiến trường kỳ, một trong những việc được Bác ưu tiên, đó là, chỉ đạo tổ chức Đại hội các DTTS ở miền Bắc. Trong thư gửi cho đồng bào, Bác đã dành những lời tâm can sâu sắc: “Ngày 3/12/1945 là một ngày rất vẻ vang cho nước Việt Nam. Hơn 20 dân tộc, họp lại một nhà, tay bắt mặt mừng, rất là thân ái. Đó là một cuộc Đại hội xưa nay chưa từng có, một cuộc thân thiện làm cho cả đất nước vui mừng”.

Ghi nhận những đóng góp của đồng bào các DTTS trong cả nước cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, năm 2010, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ I chính thức được tổ chức. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của hơn 14 triệu đồng bào cả nước. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của đại hội lần thứ nhất, Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II sẽ là dịp để tổng kết lại những kết quả đạt được cũng như những định hướng cho công tác dân tộc trong giai đoạn 2020 - 2025.

Dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc nhấn mạnh: “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi” thực hiện từ đầu năm 2021 đang được Quốc hội xem xét, quyết định. Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái nói riêng, các tỉnh trên cả nước nói chung cần sớm có kế hoạch cụ thể triển khai chương trình ngay sau khi được Quốc hội phê duyệt. Trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, cần đặc biệt quan tâm đầu tư tạo sinh kế bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS. Làm sao để cuộc sống và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồng bào được quan tâm, thực sự là ưu tiên hàng đầu của cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, tạo được sự đồng thuận xã hội, sự tham gia đóng góp của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng với Đại hội đại biểu các DTTS, các địa phương đã tổ chức Lễ Tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Bằng Khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc… Đồng thời, cử các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương.

P.V
Bài viết cùng chủ đề: Sự kiện quan trọng

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng