Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Định hình mô hình 2 cấp

Ngày 7/5, tại phiên họp Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo mô hình 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Đây là giải pháp căn cơ nhằm tinh giản bộ máy, khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị, tạo nên nền hành chính phục vụ sát dân hơn.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: VPQH

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 54 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 42 điều, giữ nguyên 4 điều, bỏ 4 điều, bổ sung mới 8 điều. So với Luật hiện hành, đây là bước chỉnh lý sâu rộng, nhằm thể chế hóa chủ trương lớn của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy, phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan được sửa đổi trong kỳ họp này.

Chính phủ đề xuất mạnh mẽ về việc phân định thẩm quyền giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp xã, trong đó cấp xã sẽ đảm nhận cả phần việc của cấp huyện sau sắp xếp. Đây là sự chuyển dịch trọng tâm quản lý hành chính, đặt cấp xã ở vị trí trung tâm phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, lần đầu tiên, cấp xã được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền.

Dự thảo Luật cũng xác định rõ mô hình đặc khu hành chính ở hải đảo, một điểm nhấn mới để quản lý hiệu quả các vùng lãnh thổ chiến lược, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đồng thời tạo không gian phát triển kinh tế biển.

Phân quyền mạnh mẽ, tinh gọn thực chất

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật, trong đó đánh giá cao tính kịp thời, đồng bộ và phù hợp của việc sửa đổi lần này. Báo cáo nhấn mạnh, khi không còn cấp huyện, nhiệm vụ và khối lượng công việc sẽ dồn về cấp xã, đòi hỏi sự nâng cấp toàn diện về nhân lực, tổ chức và phân quyền từ cấp tỉnh.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: VPQH

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp kiến nghị bổ sung vào Điều 11 quy định về trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, trong những trường hợp cần thiết, được trực tiếp điều hành, hỗ trợ các địa phương cấp xã xử lý nhiệm vụ hành chính. Đồng thời, việc mở rộng thẩm quyền phân cấp, ủy quyền linh hoạt được xem là điều kiện tiên quyết để tránh quá tải và bảo đảm hiệu lực thực thi.

Một điểm mới gây chú ý là dự thảo đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh từ tối đa 75 lên 90 người, HĐND cấp xã từ tối đa 30 lên 35 người. Dù có ý kiến cho rằng, tăng số lượng đại biểu có thể mâu thuẫn với tinh thần tinh giản biên chế, nhưng nhiều ý kiến khác cho rằng, trong bối cảnh địa bàn mở rộng, tăng đại biểu là cần thiết để đại diện đầy đủ cho tiếng nói của cử tri.

Về tổ chức bộ máy, HĐND cấp xã sẽ có 2 ban: Pháp chế và Kinh tế - Xã hội. UBND cấp xã có thể tổ chức các cơ quan chuyên môn hoặc bố trí công chức chuyên trách phù hợp quy mô, đặc điểm từng địa phương. Một mô hình đáng chú ý là việc thành lập Văn phòng chung cho HĐND và UBND cấp xã, thay vì lập riêng từng ban ngành, nhằm bảo đảm tính thống nhất và tinh gọn.

Hướng đến nền hành chính phục vụ

Dự án Luật dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, chỉ chưa đầy hai tháng sau kỳ họp thứ 9. Đây là thời gian rất ngắn để các địa phương sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy theo mô hình mới. Vì vậy, cả Chính phủ và cơ quan thẩm tra đều nhấn mạnh yêu cầu hướng dẫn chuyển tiếp rõ ràng, tránh xáo trộn, đứt gãy trong phục vụ nhân dân.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi
Phiên họp sáng ngày 7/5. Ảnh: VPQH

Dự thảo đã dành Điều 54 để quy định về các điều khoản chuyển tiếp, trong đó giải quyết các vấn đề phát sinh khi chuyển đổi mô hình từ chính quyền 3 cấp sang 2 cấp, như xử lý công nợ, trách nhiệm pháp lý trong các quan hệ hành chính, dân sự, tố tụng... Ủy ban Pháp luật và Tư pháp kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, có tính bao quát và thống nhất cao giữa các địa phương.

Về tổ chức hành chính công tại cấp xã, một số ý kiến đề nghị học tập mô hình Trung tâm hành chính công của Hà Nội để triển khai ở các xã có diện tích lớn, dân số đông. Trung tâm hành chính công cấp xã sẽ là một cửa thực hiện mọi dịch vụ công, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân, đồng thời là biểu tượng của mô hình hành chính hiện đại, minh bạch, lấy dân làm gốc.

Những điểm nổi bật trong Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Tổ chức chính quyền theo mô hình 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã; thành lập 13 đặc khu hành chính tại các đảo; cấp xã đảm nhận cả nhiệm vụ của cấp huyện, ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi quản lý; tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh và xã; luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, áp dụng quy trình rút gọn.

Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách thực chất, khả thi, tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 90 trong 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã theo mô hình chính quyền 2 cấp.
Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Cột cờ A Pa Chải khánh thành tại cực Tây Tổ quốc - biểu tượng chủ quyền thiêng liêng, điểm nhấn du lịch và văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa Hiến pháp lần này là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý.
Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá việc sửa Hiến pháp lần này được kỳ vọng giúp bộ máy vận hành tinh gọn, pháp luật đồng bộ, tăng hiệu lực, hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được chỉnh lý sát thực tế, tiếp thu tối đa góp ý Đại biểu Quốc hội, đảm bảo linh hoạt và khả thi khi triển khai.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Mobile VerionPhiên bản di động