Thứ năm 08/05/2025 01:01

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.

Củng cố vai trò trung tâm của Mặt trận và Công đoàn

Ngày 7/5, tại phiên họp Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đại diện Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 7/5. Ảnh: VPQH

Tờ trình khẳng định, việc sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn triển khai thi hành Hiến pháp trong hơn một thập kỷ qua. Việc sửa đổi được tiến hành thận trọng, tuân thủ nghiêm quy trình, thể hiện tính dân chủ và khoa học, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại.

Nội dung sửa đổi Hiến pháp lần này tập trung vào việc khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Điều 9 và Điều 84. Mặt trận được nhấn mạnh là tổ chức trung tâm trong khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời được trao quyền trình dự án luật, pháp lệnh, một bước tiến thể chế hóa vai trò chính trị rõ nét, nhất quán với các mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp hệ thống chính trị.

Cùng với đó, Điều 10 về Công đoàn Việt Nam được sửa đổi theo hướng xác lập rõ vị trí là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, trực thuộc Mặt trận. Đồng thời, bổ sung chức năng đại diện người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và đối ngoại công đoàn, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tái cấu trúc lại hệ thống đơn vị hành chính

Một thay đổi lớn trong bản dự thảo là đề xuất tái cấu trúc lại hệ thống đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực. Theo đó, cấp hành chính huyện sẽ chính thức kết thúc hoạt động. Điều 110 của dự thảo quy định đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, do Quốc hội quy định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đại diện Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trình bày trước Quốc hội . Ảnh: VPQH

Các điều 111, 112 và 114 được sửa đổi nhằm xác lập lại mô hình tổ chức chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Dự thảo không sử dụng khái niệm “cấp chính quyền địa phương” như trước, thay vào đó là tổ chức gọn, rõ, tránh chồng chéo về chức năng. Đặc biệt, khoản sửa đổi tại Điều 115 loại bỏ quy định Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân là đối tượng trả lời chất vấn tại Hội đồng nhân dân, phản ánh sự tái cấu trúc về tính chất tổ chức các cơ quan nhà nước tại địa phương.

Dự thảo cũng đề xuất Điều 2 quy định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết là từ ngày 1/7/2025. Để bảo đảm tính chuyển tiếp, dự thảo xác định rõ việc chỉ định các chức danh Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trong quá trình sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Đồng thời, các chức danh thuộc nhiệm kỳ 2021–2026 sẽ được kiện toàn lại tương ứng với mô hình tổ chức mới, bảo đảm quản trị thông suốt, không bị gián đoạn về tổ chức và nhân sự.

Ngay sau khi trình Quốc hội, Ủy ban Dự thảo đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân từ ngày 6/5 đến 5/6/2025. Việc lấy ý kiến được thực hiện theo nhiều hình thức đa dạng, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở mọi tầng lớp và địa bàn tham gia đóng góp ý kiến thực chất, hiệu quả. Dự kiến, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, bản dự thảo hoàn chỉnh sẽ được trình Quốc hội thông qua vào ngày 24/6/2025.

5 điểm nhấn chính trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013: Mặt trận Tổ quốc được bổ sung quyền trình dự án Luật, pháp lệnh. Công đoàn trực thuộc Mặt trận, đại diện người lao động ở cấp quốc gia. Chính quyền địa phương chỉ gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Cấp hành chính huyện sẽ chấm dứt từ ngày 1/7/2025. Dự thảo sẽ được lấy ý kiến nhân dân đến ngày 5/6/2025 và trình Quốc hội thông qua vào 24/6.
Hoàng Nhưỡng
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?