Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa Hiến pháp lần này là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi cấp thiết

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chức là chủ trương lớn đã được Đảng, Nhà nước thống nhất thực hiện từ nhiều năm qua.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Sửa Hiến pháp lần này là hợp ý Đảng, lòng dân. Muốn tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực thì phải sửa Hiến pháp. Đây là yêu cầu khó, nhưng không thể chần chừ”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn góp ý tại phiên thảo luận tổ

Theo lộ trình, Quốc hội đã thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ ngày 6/5 đến 5/6, tổng hợp trong vòng 5 ngày. Nội dung sửa đổi tập trung vào khoảng 8 Điều trong tổng số 120 Điều, chủ yếu liên quan đến việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước. “Chúng ta không mở rộng phạm vi sửa đổi. Nếu mở rộng, sẽ phải đợi Đại hội XIV và sửa cả cương lĩnh chính trị”, ông khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh vai trò chủ động của các đại biểu Quốc hội trong việc góp ý sửa từng điều, từng dấu phẩy: “Chúng ta không thể làm qua loa. Mỗi đại biểu có trách nhiệm nhấn nút thông qua một văn bản mang tính lịch sử với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước nhân dân”.

Phân quyền mạnh mẽ để địa phương quyết, địa phương làm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đặc biệt nhấn mạnh tinh thần phân cấp mạnh mẽ cho địa phương: “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các luật sửa đổi phải đi liền với phân bổ nguồn lực và cải cách thủ tục hành chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ thực tế hiện nay: “Tiền đã giao, dự án đã phê duyệt nhưng nhiều nơi vẫn giải ngân chậm. Nguyên nhân không phải thiếu tiền mà do thủ tục rườm rà, quy định chồng chéo. Luật lần này phải tháo gỡ vướng mắc để trao quyền thực chất cho địa phương”.

Với các luật sẽ được sửa tại kỳ họp lần này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải tập trung rà lại toàn bộ hệ thống phân cấp hiện hành để tạo ra bước đột phá thực sự, đặc biệt là sửa Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật về đầu tư, tài chính công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng thời nêu, nếu tiếp tục duy trì mô hình “xin - cho” từ Trung ương xuống, bộ máy địa phương sẽ bị tê liệt, chậm trễ và không thể chịu trách nhiệm.

Đổi mới tư duy lập pháp, chuyển động mạnh về thể chế

Một trong những điểm nhấn mới được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhắc đến là việc đổi mới tư duy lập pháp: "Chúng ta có luật hàng trăm trang, tích hợp cả nghị định, thông tư. Vướng ở đâu là phải đợi họp Quốc hội mới sửa được”.

Điều này cho thấy, Việt Nam cần chuyển mạnh từ tư duy quản lý chặt sang quản lý hiệu quả, giao quyền nhiều hơn cho Chính phủ và các bộ, ngành qua cơ chế ủy quyền linh hoạt. Chủ tịch Quốc hội đề xuất: “Vấn đề nào ủy quyền được thì ủy quyền, tránh dồn tất cả lên Quốc hội. Càng ôm đồm, càng chậm đổi mới”.

Phiên thảo luận tổ Tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Phiên thảo luận tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Từ góc nhìn đổi mới kỹ thuật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đã chính thức triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền, bước đầu được cài đặt cho mỗi đại biểu Quốc hội. “Nếu một cá nhân phải đọc 3.000 trang luật thì mất cả tuần. Trợ lý ảo AI có thể phân tích trong vài phút, chỉ rõ chỗ nào chồng chéo, thiếu sót. Đây là cuộc cách mạng trong công tác lập pháp” - ông đánh giá.

Tạo nguồn lực để chăm lo an sinh cho người dân

Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, nguồn lực tiết kiệm từ việc sắp xếp lại bộ máy sẽ được chuyển hóa thành phúc lợi trực tiếp cho người dân. Chính phủ đang đề xuất miễn học phí từ mầm non đến phổ thông với tổng chi phí 30.000 tỷ đồng, đồng thời đặt mục tiêu mỗi người dân được khám sức khỏe miễn phí một lần mỗi năm, cần khoảng 25.000 tỷ đồng.

Một số quốc gia thu nhập thấp hơn ta nhưng họ miễn học phí, lo nhà ở, chăm sóc sức khỏe toàn dân. Việt Nam có hơn 106 triệu dân, nếu bộ máy không tinh gọn, khó có thể chăm lo toàn diện được”, Chủ tịch Quốc hội nói rõ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý về việc tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất sau sáp nhập hành chính. Những trụ sở không còn sử dụng, cần được chuyển đổi công năng để phục vụ cộng đồng như: Trường học, trạm y tế, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, không để lãng phí tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Giảm số xã, huyện là phần dễ. Khó là bố trí lại cán bộ, chức năng nhiệm vụ, xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp phù hợp với thực tế mới. Phải đi từng bước chắc chắn, không được chủ quan, nóng vội”.
Hoàng Nhưỡng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách thực chất, khả thi, tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 90 trong 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã theo mô hình chính quyền 2 cấp.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá việc sửa Hiến pháp lần này được kỳ vọng giúp bộ máy vận hành tinh gọn, pháp luật đồng bộ, tăng hiệu lực, hiệu quả.
Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Cột cờ A Pa Chải khánh thành tại cực Tây Tổ quốc - biểu tượng chủ quyền thiêng liêng, điểm nhấn du lịch và văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được chỉnh lý sát thực tế, tiếp thu tối đa góp ý Đại biểu Quốc hội, đảm bảo linh hoạt và khả thi khi triển khai.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động