Đa dạng thị trường phân bón – hãy cẩn trọng

Bước vào mùa mưa, bà con nông dân Tây Nguyên đang chuẩn bị bón phân cho cây trồng. Năm nay, nhìn chung nguồn cung của phân bón khá dồi dào, giá cả không có gì biến động nhiều so với năm trước. 
Đa dạng thị trường phân bón – hãy cẩn trọng
Để tránh mua phải phân bón kém chất lượng, bà con nên chọn những sản phẩm có uy tín trên thị trường

Tuy nhiên, do chủng loại phân bón năm nay đa dạng, phong phú khiến bà con nông dân khó khăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nguồn cung dồi dào, đa dạng

Tây Nguyên là khu vực có diện tích cây công nghiệp lớn, do vậy hàng năm vào mùa mưa bà con nông dân thường chú trọng công tác chăm sóc và bón phân cho các loại cây trồng. Hiện có rất nhiều công ty, tổ chức, cá nhân đưa phân bón vào thị trường Tây Nguyên tiêu thụ với chủng loại đa dạng, phong phú ở 2 dạng: Phân bón hóa học và phân bón vi sinh học.

Theo quan sát, hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có hàng trăm loại mẫu phân sản xuất trong nước khác nhau được đưa ra thị trường bày bán, đó là chưa kể các loại phân nhập khẩu nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản đưa vào. Các sản phẩm này được cung ứng đến tận các vùng nông thôn (thông qua các đại lý), phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con nông dân. Trong vai người đi mua phân bón, tìm hiểu qua đại lý, chúng tôi đươc chị Sương, chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán phân bón ở huyện Cư Kuin cho biết: “Nhìn chung năm nay thị trường phân bón ở đây ổn định, giá cả không tăng… Hiện tại trong cửa hàng nhà tôi có tới vài trăm loại phân bón với đủ nhãn mác khác nhau, phân sản xuất trong nước hay phân nhập khẩu nước ngoài cũng có”.

Những năm trước vào đầu mùa chăm sóc cây trồng, bà con nông dân ở Tây Nguyên thường mua phân bón về tạm trữ vì sợ giá leo thang, năm nay nguồn cung khá dồi dào, giá cả ổn định nên bà con phần nào yên tâm hơn không cần tạm trữ phân. Cụ thể, giá phân được các đại lý đưa ra là: Loại phân DAP (China) hạt xanh bao tiếng Anh có giá 12.800 đồng/kg; phân DAP (China) hạt nâu tiếng Anh giá 10.600 đồng/kg; UREA (China) hạt trong 8.900 đồng/kg; UREA (China) hạt đục 8.950 đồng/kg; UREA Phú Mỹ hạt trong 8.100 đồng/kg; Kali (Israel) hạt 8.550 đồng/kg; Kali (Russia) bột "màu đỏ" 8.100 đồng/kg; SA (Japan) trắng 4.300 đồng/kg; SA (China) hạt nhuyễn 3.200 đồng/kg…

Nông dân khó lựa chọn

Điều đáng nói đó là hiện bà con nông dân nơi đây đang băn khoăn không biết lựa chọn loại nào để bón cho phù hợp mà hiệu quả thiết thực, trong khi đó nỗi lo về các loại phân giả, phân kém chất lượng vẫn đang ám ảnh trong suy nghĩ của họ. Ông Trần Văn Tỏa ở thôn 8, xã Ea B’hôk, huyện Cư Kuin chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 2 héc-ta cà phê đến thời điểm này tôi đang tiến hành bón phân, chăm sóc, cải tạo vườn cho kịp niên vụ sau. Tuy nhiên, năm nay về chủng loại phân bón trên thị trường đa dạng quá, không biết nên lựa chọn loại nào là hợp lý mà không bị mua phải phân bón giả, phân kém chất lượng”…

Sở dĩ bà con nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung có sự băn khoăn, lo lắng bởi trước đó trên địa bàn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp... Bên cạnh những cơ sở sản xuất phân bón có uy tín trong nước, vẫn còn nhiều cơ sở làm ăn dối trá, chụp giật khiến nhiều hộ nông dân “trắng tay” sau mỗi vụ thu hoạch do bón phân chất lượng kém. Hầu hết các cơ sở này đều tái sử dụng bao bì, nhãn mác của các cơ sở làm ăn chân chính, uy tín rồi đóng ruột dởm để lừa bà con.

Thiết nghĩ, để sản xuất đạt hiểu quả cao ngoài việc nỗ lực kiểm tra kiểm soát thị trường của các cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp cần khuyến cáo bà con nông dân cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phân bón có ghi nhãn mác, nơi xuất xứ rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì, tốt nhất nên chọn mua loại sản phẩm có uy tín. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng cần tận dụng nguồn phân hữu cơ sinh học thay thế các loại phân hóa học nhằm giảm chi phí đầu vào, góp phần cải tạo đất, tạo đà sinh trưởng cho cây trồng.

Bá Thăng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Mobile VerionPhiên bản di động