Thứ ba 17/12/2024 12:59

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những hiệu quả lớn mà Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" mang lại cho doanh nghiệp sau 15 năm triển khai.

Thưa ông, được biết, DRC là một thương hiệu săm lốp Việt Nam có uy tín, được nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp tín nhiệm sử dụng. DRC cũng đã có đến 9 lần được vinh danh Thương hiệu Quốc gia. Vậy trong những năm qua, để sản phẩm chinh phục được người tiêu dùng, doanh nghiệp đã có những giải pháp ra sao?

Trong gần 50 năm hình thành và phát triển, DRC luôn tâm niệm phải lấy tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt (phải) trao đổi với phóng viên Báo Công Thương

Sản xuất lốp là ngành có đặc thù riêng nên để làm được điều đó, DRC đã đẩy mạnh hợp tác đầu tư và cải tiến công nghệ để đảm bảo sản phẩm của mình phục vụ được thị trường. Bên cạnh đó, nỗ lực tiết giảm chi phí để sản phẩm có thể giải quyết bài toán hài hoà giữa quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì thế, những năm qua, DRC liên tục được khách hàng tin tưởng, lựa chọn và liên tục qua các năm, tốc độ phát triển của DRC rất tốt.

Đến hiện nay, sản phẩm của DRC ngoài cung cấp nội địa còn cung cấp đến gần 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia rất khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nam Mỹ. Hiện thị phần tại thị trường trong nước của sản phẩm vào khoảng 30%, 70% cho xuất khẩu.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã triển khai được 15 năm. Trong thời gian đó, với khuôn khổ của Cuộc vận động, DRC đã nhận được sự hỗ trợ ra sao và hiệu quả mang lại như thế nào, thưa ông?

Những năm qua, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", DRC đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Hóa chất Việt nam. Nhờ Cuộc vận động, với phong trào doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hoá của nhau, DRC đã kết nối thành công với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ô tô như Thaco, Chiến Thắng, Vinfast… và trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp này. Sự ủng hộ này đã giúp DRC tiếp cận với doanh nghiệp của nhà nước, phối hợp cùng nhau để giảm chi phí cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng nhau phát triển.

Bên cạnh đó, các giải pháp tuyên truyền, hội chợ, triển lãm… là những hoạt động bề nổi, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến gần hơn người tiêu dùng.

Sản phẩm của DRC được nhiều khách hàng tín nhiệm (Ảnh: DRC)

Tận dụng những cơ hội thị trường thời gian qua, trong thời gian tới, DRC có những định hướng ra sao để tiếp tục phát triển sản phẩm, đa dạng hoá thị trường?

Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển, đa dạng hoá sản phẩm và cam kết hiệu quả đối với các đối tác của mình trong điều kiện sự cạnh tranh còn khốc liệt.

Là nhà sản xuất, chúng tôi tự tin rằng sản phẩm của mình không thua kém bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực đang sản xuất, cho nên chúng tôi tự tin hợp tác với khách hàng và cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để sản phẩm của mình có chất lượng, mẫu mã sánh ngang với các thương hiệu hàng đầu trên thế giới.

Được biết, bên cạnh phân phối tại thị trường nội địa, hiện nay, các sản phẩm của DRC xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài. Khi sản phẩm càng xuất khẩu nhiều, thị phần càng mở rộng thì khó khăn, rủi ro càng lớn. Vậy những khó khăn cụ thể mà DRC đang gặp phải là gì và ông có kiến nghị gì để doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn đó?

Để sản phẩm chinh phục được thị trường thế giới, doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản. Trong đó, các rào cản kỹ thuật chúng tôi đã nỗ lực khắc phục được. Sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn như Smartway, DOT cuar Mỹ; JIS của Nhật; EMART hay REACH của EU; INMETTRO của Brazil và các nước Nam Mỹ… Các tiêu chuẩn này giúp DRC xuất khẩu thành công ra nước ngoài, đến nhiều thị trường khó tính.

Tuy nhiên, khi vượt qua rào cản về kỹ thuật thì rủi ro cao nhất mà doanh nghiệp gặp phải là tài chính. Hiện các quốc gia trên thế giới đều đã có công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp tránh được tối đa rủi ro này. Đơn cử, Ấn Độ thành lập tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu từ năm 1957, đến năm 2008 đã bảo hiểm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Năm 2001, Trung Quốc thành lập tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với tên gọi Tổng Công ty Sinosure. Tính đến tháng 12/2009, Sinosure bảo hiểm cho trên 75 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Các quốc gia phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều có tổ chức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chuyên biệt như NEXI, KEIC, ECICS, trong đó NEXI của Nhật Bản là 1 trong 10 tổ chức BHTDXK lớn nhất thế giới. Ngoài lĩnh vực Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, tổ chức này còn cung cấp bảo lãnh đầu tư và bảo hiểm tín dụng đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài.

Do đó, chúng tôi đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét việc thành lập đơn vị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu mạnh tay hơn và quyết liệt hơn trong thương thảo, đàm phán, đem về nhiều hơn nữa cơ hội hợp tác và xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là yếu tố quyết định rất lớn, giúp cho các doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro trong xuất khẩu.

Thêm nữa, đối với thị trường nội địa 100 triệu dân là thị trường rất tiềm năng. Chính phủ và bộ, ngành cần tuyên truyền mạnh hơn để người dân, doanh nghiệp tự hào sử dụng thương hiệu Việt, vì tương lai phát triển của quốc gia. Hiện, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển logistics rất nhanh, đồng thời là thị trường tiêu dùng rất lớn với gần 100 triệu dân. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp săm lốp như DRC.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh