Chủ nhật 11/05/2025 20:11

Cục Hóa chất: Đẩy mạnh cải cách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) luôn quan tâm và coi nhiệm vụ rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hóa chất là nhiệm vụ thường xuyên nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong tình hình dịch Covid-19.

Nhiều đột phá

Báo cáo của Cục Hóa chất cho thấy, từ cuối tháng 2/2021, Cục chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc thông qua Hệ thống một cửa quốc gia đối với 02 TTHC: Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, Bảng 3. Tính đến thời điểm hiện tại, có 6 TTHC thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (khai báo hóa chất nhập khẩu; xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp: xuất nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp: xuất nhập khẩu hóa chất Bảng 1: xuất nhập khẩu khẩu hóa chất Bảng 2, 3).

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục

Đáng chú ý, trong tổng số 29 TTHC do Cục thực hiện, có 28 TTHC triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 chiếm 96%, trong đó 6 thủ tục được triển khai qua Cổng thông tin một cửa quốc gia chiếm 31%, các thủ tục còn lại chủ yếu không phát sinh hồ sơ. Cục Hoá chất cũng đã thực hiện rà soát đề nghị bãi bỏ 4 nhóm TTHC, cắt giảm, đơn giản hóa 46/130 (35%) điều kiện đầu tư kinh doanh,

Bà Nguyễn Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất - cho biết, cũng trong năm 2021, Cục đã tiến hành rà soát tổng hợp các phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất nhằm làm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hóa chất nói chung, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng đạt hiệu quả trong thời gian tới. “Việc rà soát tổng hợp các phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hóa chất”- bà Nguyễn Kim Liên nêu cụ thể.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19, Cục đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, tiếp tục triển khai một số phần mềm ứng dụng trong công tác chuyên môn và quản lý, từ đó đảm bảo nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động, tiết kiệm thời gian, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, năm 2021, Cục đã giải quyết 83.787 TTHC thông qua dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, số lượng các TTHC liên quan đến khai báo hóa chất với số lượng hồ sơ nhiều nhất, tiếp theo cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp. “Việc thực hiện các TTHC được tiến hành theo quy định hiện hành, đặc biệt trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi phục vụ cho phát triển sản xuất”- lãnh đạo Cục Hóa chất nhấn mạnh.

Tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính

Để đẩy mạnh cải cách hành chính và hoàn thiện thể chế, Cục Hóa chất đang tiếp tục thực hiện các TTHC đã được công bố trong bộ TTHC thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và rà soát các TTHC trong lĩnh vực phụ trách để hoàn thành các phương án đơn giản hóa TTHC trong những năm tiếp theo.

Lãnh đạo Cục Hóa chất cho biết, Cục sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính, rà soát các TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Cục. Áp dụng Hệ thống TCVN ISO 9001:2015 trong quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, đánh giá giám sát duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

Trên cơ sở đó, Cục tiếp tục rà soát để giảm bớt các thành phần hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất quy định tại Nghị định số 113/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các TTHC trong lĩnh vực hóa chất thông qua hệ thống một cửa quốc gia và dịch vụ công trực tuyến theo kế hoạch của Bộ Công Thương. Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai nâng cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức độ 4 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Cục Hóa chất tiếp tục rà soát, cải tiến, đơn giản hóa các TTHC, thực hiện nghiêm túc chế độ một cửa trong thực hiện TTHC. “Tập trung rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực hóa chất thuộc ngành Công Thương để xây dựng, đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định, phù hợp công nghệ sản xuất, tình hình phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý hóa chất”- lãnh đạo Cục Hóa chất khẳng định.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn