Chủ nhật 24/11/2024 14:23

Cửa khẩu Cốc Nam: Xuất khẩu gặp khó vì truy xuất nguồn gốc

Có đường giao thông thuận tiện bậc nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nên Cốc Nam luôn là một trong những cửa khẩu hoạt động xuất nhập khẩu sôi động. Tuy nhiên, do chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng thắt chặt nên hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này đang có chiều hướng giảm mạnh.

Theo báo cáo của Chi cục Hải quan Cốc Nam, hoạt động xuất nhập khẩu trong quý 3/2019 giảm mạnh so với quý 2/2019, với tổng kim ngạch đạt được trong quý 3 là 83,5 triệu USD, giảm 68% so với quý 2. Lũy kế, từ đầu năm đến ngày 12/10/2019, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam đạt 489,95 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, phụ liệu may mặc và các mặt hàng gia dụng; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, thủy hải sản.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quang Bách - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam - cho biết, nguyên nhân khiến kim ngạch xuất nhập khẩu giảm chủ yếu là do chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng thắt chặt về các điều kiện nguồn gốc xuất xứ và chất lượng; không chỉ đối với nông sản, trái cây mà cả mặt hàng thủy sản.

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam

Đồng thời, việc trao đổi hàng hóa cư dân biên giới phía Trung Quốc cũng bị thắt chặt kiểm soát, hạn chế hàng tạm nhập - tái xuất, kho ngoại quan, chuyển khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc... Nhiều mặt hàng trái cây, thủy hải sản của Việt Nam chưa đáp ứng đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch sẽ không xuất khẩu được sang Trung Quốc như trước. Việc thay đổi chính sách về áp dụng C/O mẫu E mới cũng đã dẫn đến lượng doanh nghiệp làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cốc Nam giảm.

Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua Cốc Nam, ông Bách cho hay, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã chủ động nắm bắt tình hình chính sách phía Trung Quốc để kịp thời khuyến cáo tới người dân, doanh nghiệp có kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý, tránh gây ách tắc hàng hóa, vận chuyển tại cửa khẩu. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng, kiểm dịch, bố trí cán bộ làm thêm ngoài giờ giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu thông quan hàng hóa nhanh; thực hiện nghiêm túc tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành hải quan là: “Chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả”.

Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp

Hơn nữa, Chi cục cũng thường xuyên nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, chuyển biến về tác phong làm việc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục đôn đốc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, niêm yết thông báo tại Bảng thông báo ngay tại nơi làm thủ tục để cho người làm thủ tục biết và thực hiện giao dịch với cơ quan hải quan qua hình thức dịch vụ công trực tuyến. Từ đầu năm đến ngày 12/9/2019, Chi cục đã giải quyết được 39 hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Đánh giá về nỗ lực của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Trọng Quảng, cán bộ xuất nhập khẩu - Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hoàng Thành (Hải Phòng) - chia sẻ, chúng tôi chuyên làm về dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa nông, thủy sản qua cửa khẩu Cốc Nam sang Trung Quốc mỗi tháng khoảng 20 - 30 xe container, khối lượng khoảng 28 tấn/xe. Các lực lượng chức năng quản lý tại cửa khẩu Cốc Nam, trong đó có Chi cục Hải quan Cốc Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thời gian giải quyết hồ sơ rất ngắn gọn, hàng hóa thông quan nhanh chóng.

Quỳnh Nga - Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam