COP26 là bước ngoặt để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế

Theo các chuyên gia, để Việt Nam hiện thực hoá được cam kết tại Hội nghị COP26, việc cần làm lúc này là quyết liệt các giải pháp nhằm tái cơ cấu lại nền kinh tế, phân định rõ trách nhiệm, cũng như định lượng cụ thể lượng giảm phát thải đối với từng bộ, ngành, địa phương… và bám sát chủ trương “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế".

Cần định lượng cụ thể lượng phát thải

Chia sẻ về vấn đề này tại tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" tổ chức ngày 29/11, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI) cho biết: Những cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 sẽ là bước ngoặt quan trọng để Việt Nam thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế trong nước theo hướng phát thải carbon thấp, hướng đến nền kinh tế xanh và chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Những cam kết này cũng góp phần thực hiện những chủ trương lớn của Đảng, đó là phát triển nhanh, bền vững.

Từ cam kết của Thủ tướng cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam có những đầu tư vào công nghệ sạch, thân thiện môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích đầu tư công nghệ tốt nhất, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn như đã quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc chất lượng môi trường sẽ được nâng lên "năm sau tốt hơn năm trước".

Tuy nhiên, theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), việc thực hiện Net Zero đạt được thắng lợi hay không thì chúng ta chưa thể đánh giá được. Vì thực hiện cam kết phát thải bằng 0 không phải là điều đơn giản.

COP26 là bước ngoặt để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế
Các chuyên gia tham dự toạ đàm

"Điều chúng ta cần chú ý ở đây là cam kết Net Zero, có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển. Tuy nhiên việc tính ra lượng khí thải như thế nào, có tính được lượng khí thải ra môi trường hay không là vấn đề cốt yếu mà chúng ta cần tính toán và chỉ ra cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực... Do đó, việc cơ cấu lại tỷ trọng phát thải của từng ngành, lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng. Từ đó mới có thể quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng" - ông Cơ bày tỏ.

Góp ý về mặt giải pháp, ông Cơ cho rằng, có 2 giải pháp quan trọng Việt Nam có tiềm năng thực hiện để đạt được cam kết này, một là cần phục hồi và nhân rộng thêm diện tích rừng và giảm nhiệt điện than, phát triển năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió).

"Việt Nam là một nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Đây là nguồn năng lượng sạch vô tận. Và một điều đáng ghi nhận là Quy hoạch điện VIII đã được điều chỉnh theo hướng giảm điện than, tăng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Điều này hoàn toàn phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 vừa qua" - ông Cơ nói.

Cũng theo các chuyên gia, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân. Tuy nhiên, để giảm phát thải, bảo vệ môi trường đang đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Đặc biệt khi nước ta là quốc gia đang phát triển, bài toán phát triển kinh tế hài hoà với bảo vệ môi trường cần phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, để phát huy nguồn lực, tối ưu hoá các phương thức thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện cam kết Net Zero, Việt Nam cần phát huy 3 nhóm: Nhà nước - cộng đồng doanh nghiệp - dân cư. Trong đó, nhà nước đảm bảo hệ thống luật pháp, hỗ trợ chính sách thị trường, dịch vụ, đặc biệt đưa vào hoạt động kiểm toán môi trường để nhà nước kiểm soát.

"Bên cạnh đó, cần phát động hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thực hiện các chính sách thuế - phí môi trường. Vận dụng công nghệ, khai thác nguồn lực tự nhiên, quản lý giá bảo vệ môi trường, quan trắc, thu hồi nguồn phát thải từ phương tiện vận thải, phong trào trồng cây xanh cần phát huy. Trong đó, vai trò thuộc về nhà nước là chủ đạo, buộc doanh nghiệp và người dân thực hiện" - ông Phong cho ý kiến.

Thúc đẩy công nghệ sạch, tiên tiến

Các chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quốc tế và để chúng ta không bị để lại phía sau. Qua đó, nếu có các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng sẽ là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó, PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XIII, Viện trưởng Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, Việt Nam đang thực hiện song hành kinh tế - môi trường và an sinh xã hội. Với tinh thần lấy người dân là chính, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân…

"Điều quan trọng để tái cấu trúc nền kinh tế trong điều kiện hiện nay là thay thế, giảm các ngành hàng ô nhiễm sang các ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường" - bà An nhấn mạnh.

Bà An cho rằng, chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu chứ không nhất thiết là công nghệ giá rẻ. Đặc biệt, nhà nước nên có cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thay đổi dần công nghệ, tiến tới công nghệ sạch. Thậm chí, nhà nước cần trợ giá cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, khoa học tiên tiến… để đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Góp ý thêm, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách đầu tư công. Theo đó, chúng ta có thể cho doanh nghiệp, người dân được đầu tư vào việc bảo vệ môi trường. Điều này cần có chính sách cụ thể, theo vận hành của kinh tế thị trường. Những quy luật thị trường sẽ loại thải dần những doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh.

Ông Chinh nhấn mạnh: “Chúng ta cần có những người tham gia “sân chơi” này, tất nhiên là có cơ chế giám sát chặt chẽ, linh hoạt để theo kịp thời cuộc. Nguồn lực của chúng ta đang hạn chế, không thể lúc nào cũng nhìn vào nguồn lực của nhà nước, mà phải phát huy tối đa vai trò của người dân, doanh nghiệp cùng chung tay, hỗ trợ”.

Và đặc biệt, theo ông Chinh, việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường rất quan trọng và làm sao để người dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình ở trong đó. Khi người dân thực hiện, giám sát, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có cải thiện rõ rệt.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động