Thứ ba 19/11/2024 16:30

Công khai mức độ tuân thủ pháp luật hải quan trong xuất nhập khẩu

Thay vì để ở chế độ “mật” như trước đây, cơ quan hải quan đã và sẽ tiếp tục công khai mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp tự nhìn nhận được chính mình rõ hơn, nâng cao ý thức và tự nguyện tuân thủ tốt pháp về luật hải quan và các qui định pháp luật có liên quan khác trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo Thông tư 81/2019/TT-BTC, của Bộ Tài chính, về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, thì sự tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, được phân loại thành 5 mức, mỗi người khai hải quan sẽ được đánh giá và phân loại theo một mức độ tuân thủ duy nhất trong 5 mức độ đề ra. Cụ thể:

Mức 1 - Doanh nghiệp ưu tiên: Doanh nghiệp (người khai hải quan) được đánh giá ở mức này, sẽ thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định về chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; và Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC.

Mức 2 - Tuân thủ cao: Là doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan ở mức độ cao trên cơ sở so sánh với khung tuân thủ của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Người khai hải quan ở mức này, được coi là chấp hành tốt pháp luật, các quy định của cơ quan hải quan, thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin.

Mức 3 - Tuân thủ trung bình: Là doanh nghiệp bị đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan chỉ ở mức độ trung bình. Người khai hải quan ở mức này, được coi là chấp hành tương đối tốt pháp luật, cũng như các quy định của cơ quan hải quan, nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đánh giá vẫn có vi phạm (nhưng không nghiêm trọng) trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hoặc có những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu tuân thủ.

Mức 4 - Tuân thủ thấp: Là doanh nghiệp bị cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật ở mức độ thấp. Người khai hải quan mức này, được coi là không thể hiện rõ ý thức tự nguyện hợp tác với hải quan. Trong khoảng thời gian đánh giá, vẫn có nhiều lần mắc lỗi hoặc vi phạm các qui định pháp luật (nhưng không nghiêm trọng) trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa. Ảnh NQ

Mức 5 - Không tuân thủ: Là doanh nghiệp bị đánh giá không tuân thủ pháp luật hải quan. Người khai hải quan mức này, được coi là có thái độ không hợp tác với hải quan, hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định của hải quan, không chấp hành nghĩa vụ về thuế và/hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh theo xác nhận của cơ quan thuế.

Sau hơn 1 năm Thông tư 81/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực, đánh giá tác động của việc công khai thuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết: Công tác này đã góp phần tích cực thúc đẩy ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp tốt hơn. Thông qua các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật cho người khai hải quan, cơ quan hải quan cũng có thêm cơ sở để thực hiện cải tiến các bước trong quy trình thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế, nhằm tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc công khai tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp, hoàn toàn phù hợp với khung quản lý tuân thủ của WCO, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và đồng bộ với các hoạt động nghiệp vụ quản lý của cơ quan hải quan.

Công khai tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, cũng đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt được chính mình, các lý do được đánh giá tuân thủ tốt hay chưa tốt hoặc không tuân thủ... Từ đó, doanh nghiệp chủ động “soi lại mình”, tìm cách khắc phục thiếu sót, cải thiện tuân thủ pháp luật xuất phát từ chính những lợi ích mà nó mang lại. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp cải thiện được tính tuân thủ tốt, cơ quan hải quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong qui trình thực hiện thủ tục hành chính; giảm tỷ lệ kiểm tra trong và sau thông quan; tạo thuận lợi thực hiện các thủ tục nộp thuế… Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt, vị thế, uy tín của họ cũng được nâng cao. Ngược lại, các doanh nghiệp không tuân thủ tốt, hoặc không tuân thủ pháp luật hải quan, phải chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát rất chặt chẽ và thường xuyên của cơ quan hải quan trong quá trình hoạt động.

Đó cũng là bước đi phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải tiến quản lý của hải quan nói riêng và quản lý nhà nước có liên quan nói chung. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cho biết, trong thời gian tới, ngành hải quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả hơn công tác này. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng mong muốn, việc công khai tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp, rất cần nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các cơ quan quản lý..., từ đó doanh nghiệp nâng cao tính tự nguyện tuân thủ pháp luật tốt, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile