Thứ ba 05/11/2024 21:24

Cộng đồng người Việt góp phần đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài rất lớn và các doanh nghiệp Việt cần phát huy để thúc đẩy đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài.

Người Việt giúp lan tỏa hàng Việt ra thế giới

Tại Hội nghị “Vai trò cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP. Hồ Chí Minh năm 2023”, do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều 28/6, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ những bài học, kinh nghiệm đưa hàng Việt ra thế giới.

Việc tham gia các hội chợ tại nước ngoài cũng được cho là giải pháp giúp hàng Việt lan tỏa ra thế giới

Cụ thể, với thị trường Úc, Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Luận - CEO thương hiệu cà phê Meet More (Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn Cầu) chia sẻ rằng: Ngay từ ban đầu Meet More đã xác định mục tiêu khi tập trung và hướng “đi bán dạo” cho tất cả các thị trường. Việc tiếp cận thị trường quốc tế không chỉ chất lượng cần đạt tiêu chuẩn, mà sản phẩm cần đảm bảo giữ vững chất lượng ổn định tại các thị trường đó. Điều này xuất phát từ chỗ doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để đồng hành cùng doanh nghiệp phân phối ngoại làm marketing cho sản phẩm, dẫn tới việc thất bại trong tiếp cận thị trường.

“Đối tác phân phối quyết định 50% sự thành công cho sản phẩm và chúng tôi quyết định chuyển hướng chiến lược: chọn nhà phân phối là các doanh nghiệp của người Việt tại nước ngoài. Đến nay, 80% đối tác tại nước ngoài của công ty là doanh nghiệp của người Việt, việc hợp tác phân phối hàng hoá rất thuận lợi. Trong đó, 1 nhà phân phối lớn tại châu Âu không chỉ nhập cà phê mà còn nhập sản lượng lớn bưởi, dừa… từ Việt Nam” - ông Luận bộc bạch.

Theo ông Luận, để thành công, ngoài hệ thống phân phối cần đánh đúng vào tinh thần dân tộc, niềm tự hào khi tiêu dùng hàng Việt chất lượng. Cụ thể thay vì kêu gọi “ưu tiên dùng hàng Việt”, doanh nghiệp đổi slogan thành “tự hào dùng hàng Việt” và đã thuyết phục được những ông chủ người Việt lẫn cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Ở thị trường Hàn Quốc, ông Trần Hải Linh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) đúc kết: Doanh nghiệp muốn bán hàng vào những thị trường khó tính này trước tiên phải đáp ứng các tiêu chuẩn của họ. Từ kinh nghiệm này, VKBIA mong muốn thành lập trung tâm xúc tiến hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tại Hàn Quốc để đẩy mạnh phối hợp với các tập đoàn phân phối lớn của Hàn Quốc lẫn doanh nghiệp của người Việt tại đây nhằm giới thiệu thêm nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc.

Cần thêm giải pháp để lan tỏa

Dù đã bước đầu có những thành công nhất định song nhiều ý kiến cho rằng để hàng Việt lan tỏa và tiếp cận thị trường tốt hơn thì cần có chiến lược lâu dài. Lý do nhu cầu của các thị trường trên thế giới cao và tiềm lực của doanh nghiệp kiều bào rất lớn nhưng chúng ta vẫn chưa phát huy được sự kết nối giữa doanh nghiệp kiều bào và doanh nghiệp trong nước.

Để gia tăng hiệu quả tiêu thụ hàng Việt, các tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, Úc, Nhật… cho rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng khai thác các khu vực đông người gốc Việt và người gốc Á sinh sống, có kế hoạch đưa hàng vào hệ thống phân phối của người gốc Việt… Bên cạnh đó việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ cũng là một giải pháp hiệu quả.

“Các doanh nghiệp Việt nên tích cực tham gia các hội chợ quốc tế để tiếp cận thị trường, thu thập thông tin thị trường, giới thiệu chào hàng với các nhà mua hàng quốc tế. Nếu không có điều kiện tham gia trực tiếp, các doanh nghiệp có thể gửi thông tin đến thương vụ để được hỗ trợ chào hàng. Thương vụ rất mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp có tâm huyết để cùng nhau xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt” - ông Nguyễn Phú Hòa - Tham tán Thương mại, Phó Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Úc - cho biết.

Còn tại thị trường Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương mại - Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho hay, người Việt Nam sống ở Nhật Bản tăng nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng bún phở khô, gia vị Việt Nam cũng tăng. Do đó, để thực hiện hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật và cơ quan Thương vụ đã cùng Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt tại Nhật. Đồng thời thường xuyên phối hợp tổ chức các sự kiện thông tin về hàng hóa của Việt Nam, chính sách của Đảng về “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt