Chuyển đổi số: Hướng đi tất yếu để doanh nghiệp hội nhập

Chuyển đổi số được đánh giá là hướng đi tất yếu để doanh nghiệp hội nhập, tuy nhiên, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội còn gặp khó khăn trong việc này.
Ngành Công Thương chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện Thủ tướng Chính phủ: Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi

Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn trong chuyển đổi số

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đây là loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tạo việc làm (chiếm khoảng trên 50% lao động trong các doanh nghiệp) và đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách nhà nước.

Với nhiều chính sách khuyến khích phát triển, cải cách hành chính, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ và có đủ năng lực tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị toàn cầu khu vực.

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Đáng chú ý, trước những thách thức về phát triển kinh tế số, các tập đoàn doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ, mô hình mới về quản trị.

Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp ứng dụng thành công chuyển đổi số đều mang lại hiệu quả vận hành cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh, vận hành theo mô hình truyền thống. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của chuyển đổi số với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Khẳng định sự cần thiết trong chuyển đổi số, ông Phạm Minh Thắng – Giám đốc P&Q Solutions – cho hay, chỉ tính riêng trong khâu sản sản xuất, doanh nghiệp cần có các báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo đơn hàng để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh. Thực chất, các báo cáo này đến từ các ca sản xuất.

Các báo cáo này cần tiến hành trong thời gian ngắn và liên tục, ít nhất là nửa giờ hay 1 giờ/lần và được thực hiện bằng công cụ số để nếu có những biến động thì doanh nghiệp sẽ có những sự điều chỉnh cho hợp lý. Thậm chí, có những nhà máy quản lý nhịp sản xuất 30 giây/lần.

Theo ông thắng, doanh nghiệp nào nhận báo cáo 8 tiếng/lần, 4 tiếng/lần dẫn đến việc chậm ra quyết định và thường không cạnh tranh được với doanh nghiệp sớm nhận biết được cả cơ hội và rủi ro từ chuyển đổi số mang lại.

Dù vậy, theo ông Lê Văn Khương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Vì vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp về công nghệ phù hợp, chọn được giải pháp như thế nào để phù hợp với công việc của mình. Mặt khác, doanh nghiệp còn băn khoăn về dữ liệu thông tin về tính bảo mật trong chuyển đổi số.

Điều này cũng rất cần sự cam kết lâu dài mạnh mẽ từ các nhà cung cấp giải pháp để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào chuyển đổi số. Đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải cam kết mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số.

Đồng hành, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để đồng hành cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hành trình chuyển đổi số, ngày 23/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025".

Kế hoạch xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Khoảng 90.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được nhận hỗ trợ từ kế hoạch như: Sử dụng các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo kiến thức về chuyển đổi số; hỗ trợ tư vấn; cung cấp các nền tảng chuyển đổi số trong doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí thuê, mua giải pháp chuyển đổi số. 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử. Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số thông qua phát triển mạng lưới đối tác gồm: Tổ chức, cá nhân tư vấn chuyển đổi số và doanh nghiệp cung cấp nền tảng số xuất sắc trong từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Kế hoạch cũng đề ra 6 nhiệm vụ cùng giải pháp: Xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số; hỗ trợ các gói chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mức độ chuyển đổi số; kết nối, hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; thúc đẩy hệ sinh thái chuyển đổi số thành phố Hà Nội.

Ngoài việc hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, thành phố cũng đặt hỗ trợ các gói chuyển đổi số. Với gói "Bắt đầu chuyển đổi số" với mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, nhưng không quá 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa.

Tương tự, với gói "Tăng tốc chuyển đổi số", thành phố sẽ hỗ trợ các giải pháp chuyên sâu hơn, các công cụ, giải pháp về an toàn dữ liệu, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, quản lý hệ thống khách hàng và kênh bán hàng, báo cáo và phân tích kinh doanh thông minh... Với gói "Chuyển đổi số hướng đến thị trường toàn cầu" thành phố đặt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thương hiệu và sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ; đăng ký trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số. Cùng với việc đưa ra lộ trình triển khai, kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Hình thành mạng lưới Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Theo Đề án, giai đoạn 2022-2025, mỗi năm xây dựng, vận hành ít nhất 1 Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cấp thành phố; vận động hình thành và vận hành 20 Không gian cấp cơ sở. Mạng lưới thu hút 5.000-6.000 thành viên là thanh niên, sinh viên tham gia hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Toàn thành phố phấn đấu đến hết năm 2025, mạng lưới sẽ hỗ trợ phát triển khoảng 1.500 dự án khởi nghiệp lập nghiệp. Trong đó có 300 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thương mại hóa sản phẩm; ít nhất 100 dự án gọi được vốn thành công từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 300 tỷ đồng….

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đẩy nhanh chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô, phát triển kinh tế số quốc gia nhanh và bền vững.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, kiểm soát được quá trình, nhìn nhận được các chỉ số quản trị hàng ngày, hàng giờ để đưa ra các quyết định một cách kịp thời và nhanh nhất, tránh tình trạng việc chờ đợi báo cáo hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới mới có, khi đó việc đưa ra quyết định đã muộn.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động