Ngành Công Thương chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công Thương đã nỗ lực chuyển đổi số, đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể, toàn diện.
Chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa EVN nhận danh hiệu doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp Tổng công ty Điện lực Miền Trung được vinh danh tại “Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - 2022”

Xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, cần có những bước triển khai nhanh chóng, quyết liệt nhằm tạo nền tảng cho môi trường số văn minh, hiện đại và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Đây cũng là giải pháp để giải quyết điểm nghẽn trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng, quản lý, điều hành của Bộ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, giai đoạn 2016 - 2021, Bộ đã có sự chuyển biến rất tích cực so với giai đoạn 2010 - 2015 và đạt được những kết quả nhất định về công tác ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả đánh giá về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đối với cơ quan trung ương qua các năm cho thấy, từ vị trí cuối bảng xếp hạng trong các bộ, ngành, Bộ Công Thương đã vươn lên nhóm dẫn đầu. Đáng chú ý, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng nội bộ dùng chung cho các đơn vị trực thuộc Bộ đạt được hiệu quả rất tích cực.

Ngành Công Thương chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện
Theo Bộ Công Thương, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và công nghiệp.

Đến nay, 100% cán bộ có tài khoản thư điện tử của đơn vị; 100% đơn vị sử dụng ứng dụng quản lý văn bản và điều hành, trang thông tin điều hành tác nghiệp nội bộ... Ngoài ra, Bộ Công Thương đã tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ theo định hướng của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng...

Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và công nghiệp. Thương mại điện tử được ghi nhận là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, với mức tăng trưởng cao và đồng đều, khoảng 25 - 30%/năm trong 10 năm vừa qua, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch, thương mại điện tử vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, góp phần tháo gỡ khó khăn trong xúc tiến tiêu thụ và lưu thông hàng hóa.

Thực hiện vai trò đầu mối, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp cùng các cơ quan Bộ, ngành, địa phương và sàn thương mại điện tử lớn triển khai kết nối và hỗ trợ bán hàng, tiêu thụ nông sản trên nền tảng số. Đây là một trong những giải pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, “cánh tay nối dài” của các kênh phân phối hàng hóa truyền thống. Từ đó, giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh, thành phố, tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0.

Ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - cho hay, hoạt động chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất công nghiệp và năng lượng đã có những chuyển biến rất tích cực. Các doanh nghiệp đang tận dụng hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua việc đưa ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số, từng bước phát triển sản xuất thông minh.

Điển hình, trong lĩnh vực điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục được vinh danh ở hạng mục Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021 với hoạt động triển khai mạnh mẽ ở tất cả các đơn vị thành viên.

Với lĩnh vực khoáng sản, các doanh nghiệp đang tập trung phát triển tầng công nghệ thông tin hiện đại, triển khai rộng rãi hệ thống tự động hóa. Ngành dầu khí đang thực hiện chuyển đổi số ở tập đoàn và lộ trình triển khai cho các đơn vị thành viên.

Trong lĩnh công nghệ thực phẩm, Tổng công ty Cổ phần (CP) Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cũng là một điển hình với hệ thống 24 nhà máy sản xuất với công nghệ thiết bị hiện đại, tự động, đồng bộ hóa cao và đạt chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001, HACCP/ISO 22000 và ISO 14001…

Triển khai đồng thời nhiều giải pháp

Để thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022 - 2025.

Trong giai đoạn này, Bộ sẽ triển khai hàng loạt nhiệm vụ cụ thể: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; phát triển các hệ thống nền tảng; xây dựng cơ sở dữ liệu; phát triển các ứng dụng, dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Với hàng loạt nhiệm vụ này, Bộ Công Thương cơ bản sẽ xây dựng được “Bộ Công Thương điện tử” nhằm phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc trong nội bộ của Bộ Công Thương nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung.

Trong lĩnh vực năng lượng và sản xuất công nghiệp, Bộ Công Thương xác định, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn tới là triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo nền tảng vững chắc, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại để phát triển sản xuất và xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành Công Thương chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện
Ngành điện hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện hiệu quả; triển khai mô hình điều khiển nhà máy điện thông minh, trung tâm quản lý vận hành cho các cụm nhà máy cùng đơn vị phát điện

Cụ thể, ngành dầu khí tích hợp chặt chẽ, hai chiều với cơ sở dữ liệu chuyên ngành để hình thành chuỗi liên kết dọc trong ngành dầu khí; hình thành các công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất thông minh; hỗ trợ tối đa các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành than gia tăng trữ lượng than xác minh, nâng cao hiệu quả khai thác; xây dựng và vận hành một số mỏ đạt mức tự động hóa cao, vận hành không người trực nhằm giảm nhân công lao động trực tiếp, giảm chi phí giá thành sản phẩm; áp dụng hệ thống tự động hóa gắn với sản xuất thông minh dựa trên nền tảng số hóa, giúp minh bạch và tối ưu hóa quá trình sản xuất…

Ngành điện và năng lượng tái tạo hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện hiệu quả; triển khai mô hình điều khiển nhà máy điện thông minh, trung tâm quản lý vận hành cho các cụm nhà máy cùng đơn vị phát điện; xây dựng hệ thống giám sát trực tuyến phù hợp với các thiết bị, đưa ra khuyến cáo về chế độ vận hành tối ưu theo điều kiện kinh tế, kỹ thuật…

Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu trong tình hình mới, các hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương sẽ được triển khai tập trung theo hướng hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất và quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Để thực hiện, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng thời nhiều giải pháp, từ thiết lập môi trường kiến tạo; tạo nhận thức sâu sắc; hình thành năng lực sáng tạo; dẫn dắt chuyên nghiệp thông qua các điển hình và mô hình mẫu về chuyển đổi số, phát triển tầm nhìn bền vững.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm gắn với phát triển ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ; kết nối chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Bộ với hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong ngành; củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ vững mạnh, huy động sự tham gia của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước và nước ngoài có thế mạnh, dẫn đầu về lĩnh vực khoa học và công nghệ với mục tiêu hình thành một hệ sinh thái đa dạng, linh hoạt, kết nối chặt chẽ, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp ngành Công Thương.

Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 505/QĐ-TTg chọn ngày 10/10 hàng năm là Ngày chuyển đổi số quốc gia, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Song Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động