Thứ ba 05/11/2024 18:19

Chuỗi bán lẻ thắt chặt an toàn chất lượng thực phẩm, thích ứng xu hướng mới

Để đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa nông sản, đặc biệt là hàng thực phẩm, các chuỗi kinh doanh bán lẻ đã và đang có những bước đi chiến lược trong việc đầu tư các trung tâm phân phối thực phẩm, đưa vào sử dụng hệ thống quản lý hàng hóa hoặc thuê kho lạnh bảo quản.

Theo một khảo sát của Kantar WorldPanel cho biết, lượng giao dịch của các nhà bán lẻ hiện đại đã tăng mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Cụ thể, Big C tăng 67%, Vinmart tăng 30% và các hệ thống của Coopmart tăng 16%. Điều này khẳng định người tiêu dùng tin tưởng vào chuỗi bán lẻ hiện đại do đáp ứng được tiêu chí an toàn cho họ.

Việc bảo quản hàng hóa rất quan trọng, giúp thực phẩm tươi ngon, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

Một khảo sát được Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) thực hiện và công bố gần đây cũng cho thấy, có tới 90% người tiêu dùng nhận định rằng “sản phẩm đạt các chứng nhận tiêu chuẩn như ISO, VietGAP, GlobalGAP...” sẽ giúp họ yên tâm hơn khi sử dụng.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch BSA cũng cho rằng, sân chơi trong ngành chế biến thực phẩm cạnh tranh khắt khe hơn, bởi người tiêu dùng đang ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng. Đặc biệt, gần đây, khi dịch bệnh xảy ra, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới những sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe. Từ đó họ chọn “đi chợ” ở các chuỗi cửa hàng thực phẩm, nơi bán hàng tươi ngon, rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh.

Hiểu được vấn đề này, gần đây các chuỗi bán lẻ như Bách Hóa Xanh, Vinmart+, Saigon Co.op… đang ngày càng quan tâm đến vấn đền bảo vệ thực phẩm, kiểm soát đầu vào hàng hóa với truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Để hỗ trợ cho phát triển chuỗi, Công ty CP đầu tư Thế giới di động (MWG) ra mắt 4K Farm - dự án nông nghiệp sạch do MWG hợp tác với các hộ nông dân, cam kết bao tiêu trong vòng 3-5 năm. Mục tiêu năm 2020, 4K Farm sẽ đạt diện tích trồng rau trên 60 ha, tương đương công suất khoảng 210 tấn rau/tháng, dự kiến cung cấp khoảng 20% lượng rau cho chuỗi Bách Hoá Xanh. Đáng chú ý, MWG sẽ xây dựng thêm các trung tâm phân phối (DC) quy mô nhỏ hơn ở các tỉnh để hoạt động logistics hiệu quả cho cụm 50-100 cửa hàng.

Trong khi đó Saigon Co.op ngoài đầu tư cho các trung tâm phân phối thực phẩm, gần đây đã chủ động áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mới dành riêng cho nhóm hàng thực phẩm tươi sống kinh doanh tại các siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng. Đây là chương trình do Saigon Co.op chủ trì với sự hỗ trợ của BSI Việt Nam. Ngoài ra, đại diện của Saigon Co.op cho biết, để thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống như rau củ, trái cây, thịt... đến tay người tiêu dùng an toàn chất lượng, Saigon Co.op thường xuyên luân phiên lấy mẫu thử ngẫu nhiên để kiểm tra xem có đáp ứng các tiêu chí mà nhà cung cấp đã cam kết hay không. Trường hợp có bất thường, siêu thị sẽ lập tức thu hồi sản phẩm đó, không đưa ra thị trường.

Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia, số lượng doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề bảo quản sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa thực sự nhiều, ước tính mới chỉ khoảng 10% hàng thực phẩm, nông sản… sử dụng đến chuỗi cung ứng lạnh, thậm chí những mặt hàng như trái cây, rau củ còn dưới 10%.

Chỉ ra lý do việc sử dụng chuỗi cung ứng lạnh bảo quản sản phẩm còn thấp, ông Lương Quang Thi - Tổng giám đốc của ABA Cooltrans - cho biết: Một trong những lý do chính khiến tỉ lệ áp dụng bảo quản lạnh còn thấp là do giá trị của nó chưa được hiểu đúng. Người ta cho rằng chuỗi cung ứng lạnh là dịch vụ giá trị gia tăng, là giá trị cộng thêm cho sản phẩm làm tăng chi phí. Thực chất không phải vậy. Nhiệm vụ của chuỗi cung ứng lạnh là giữ cho sản phẩm ở tình trạng tốt nhất, trong thời gian lâu dài nhất và làm gia tăng giá trị. Cũng do chưa hiểu đúng điều quan trọng này nên người ta lo ngại về chi phí dẫn đến việc sử dụng hóa chất để bảo quản, hoặc bảo quản không đúng nhiệt độ, thậm chí không bảo quản lạnh hoặc sử dụng các xe tải thông thường vận chuyển hàng đông lạnh và tươi mát.

Chính vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, với yêu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ cần có sự đầu tư nhiều hơn cho việc bảo quản thực phẩm, nông sản. Có như thế mới đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024

Hà Nội: Quảng bá và giới thiệu mô hình chợ an toàn thực phẩm tại quận Long Biên

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Làm cách nào để đảm bảo an toàn với thực phẩm hỗ trợ vùng bão lũ?

Hà Nội: Từ ngày 13 đến 17/9, diễn ra Lễ hội An toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu

Đắk Lắk nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Miền Trung tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

84,6% người tiêu dùng Việt ưu tiên sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng

Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tuyên Quang: Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Sở Công Thương Bình Dương: Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịp Tết Trung thu

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn hiện hữu

Bình Thuận: Gần 100 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm trong 7 tháng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bánh trung thu ‘handmade’: Lo ngại từ những nguyên liệu ‘rởm’

Thị trường bánh trung thu handmade: Nở rộ nhưng có an toàn?

Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn tiêu hủy lượng lớn chân gà không rõ nguồn gốc

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu?

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử