Thứ hai 28/04/2025 21:49

Chủ động ứng phó với rào cản

Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK) chủ lực, cá tra có “số phận” vất vả hơn cả khi liên tục vướng tin đồn thị phi về chất lượng, điều kiện nuôi và chế biến, những vụ kiện phòng vệ thương mại...
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trên thực tế, dù kim ngạch XK đang phục hồi sau những sụt giảm từ năm 2015, 2016, cá tra Việt Nam lại đối diện thách thức lớn khi Đạo luật Farm Bill của Mỹ sẽ được thực thi từ tháng 9/2017 và quy định kiểm tra của Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (FSMA) áp dụng từ 2/8 tới đây.

Nhằm bảo đảm, duy trì tăng trưởng XK cá tra ổn định, lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã lên các kịch bản để cá tra có thể đối phó với rào cản thương mại. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, xác định các thị trường trọng điểm của cá tra Việt Nam vẫn là Mỹ và EU, trước mắt, ngành thủy sản sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn để XK cá tra vào những thị trường này.

Bộ sẽ cùng các cơ quan liên quan đàm phán tháo gỡ thị trường, nhất là đấu tranh với Đạo luật Farm Bill; chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sẵn sàng thực hiện khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực; chủ động ứng phó với rào cản, đặc biệt là xử lý việc bôi nhọ sản phẩm cá tra trên phương tiện truyền thông nước ngoài. Đối với thị trường tiềm năng Trung Quốc, tiếp tục đẩy mạnh XK theo đường chính ngạch và tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, tìm cách khai mở sâu hơn những thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Brasil, ASEAN. Bộ NN&PTNT cũng đang khẩn trương xúc tiến Đề án khung sản phẩm quốc gia cá da trơn với việc tập trung vào hai dòng sản phẩm có giá trị đạt 2.000 tỷ đồng/năm.

Sự chủ động ứng phó ở trên cho thấy, khi tham gia sâu vào “sân chơi” toàn cầu, cơ quan quản lý nhà nước và cả doanh nghiệp đã dần chuẩn bị tâm thế từ bị động sang chủ động. Và chỉ khi có sự chủ động, các vụ kiện phòng vệ hay rào cản thương mại mà các quốc gia nhập khẩu đưa ra sẽ không còn là nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan quản lý…

Thùy Linh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân