Thứ ba 19/11/2024 16:49

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Sự chủ động trong việc tìm hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa, tiếp cận thông tin về hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn những ưu đãi từ EVFTA. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.

Thưa ông, ông đánh giá ra sao về những hiệu quả mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại cho hoạt động xuất khẩu của nước ta?

Cho đến nay, chúng ta đã trải qua hơn một năm thực hiện EVFTA và kết quả đạt được rất tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều gia tăng đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu sang EU đã duy trì tăng trưởng thường xuyên ở mức trên dưới 10%. Bên cạnh đó, một tín hiệu rất quan trọng trong việc thực hiện hiệp định này là các doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR1 tăng nhanh chóng. Chỉ trong 10 tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã cấp 171.000 bộ C/O EUR1 với tổng kim ngạch lên đến 6,63 tỷ USD và chiếm khoảng hơn 20% trị giá xuất khẩu sang EU.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xin cấp C/O xuất khẩu sang EU, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11 năm 2020 hướng dẫn các doanh nghiệp về việc xin cấp C/O sang EU. Với các thương nhân lần đầu tiên xin C/O thì có bước đăng ký thương nhân, còn nếu đã đăng ký rồi thì chỉ cần điền các thông tin cần thiết là có thể xin được C/O. Tất cả quy trình hiện nay đều đã được điện tử hóa và đưa lên đưa lên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn/. Các doanh nghiệp có thể thao tác hoàn toàn trên mạng, giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí.

Riêng với những lô hàng có trị giá từ 6000 EURO trở xuống thì doanh nghiệp được phép tự chứng nhận xuất xứ, tức là không cần phải xin C/O của Bộ Công Thương mà có thể đưa thông tin chứng minh xuất xứ lô hàng của mình vào các hồ sơ, giấy tờ, ví dụ như là trên hợp đồng, hóa đơn hoặc các phiếu đóng gói và hải quan châu Âu sẽ tự chấp nhận. Đây là một thuận lợi rất lớn, đặc biệt là cho những doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu nhỏ, giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các thủ tục và thời gian để xin C/O.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương có ghi nhận khó khăn gì của doanh nghiệp trong việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không, thưa ông?

Để tự chứng nhận xuất xứ với hàng xuất khẩu sang EU, chỉ cần một điều kiện duy nhất là trị giá hàng hóa không vượt quá 6000 EURO thì doanh nghiệp không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào với cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ thực hiện việc tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên các văn bản, chứng từ, hóa đơn, phiếu đóng gói. Điều này là thuận lợi hết sức lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể tự tin và khai báo đúng, các doanh nghiệp cũng cần phải trang bị kiến thức để xác định xuất xứ, tránh việc chúng ta có thể xác nhận xuất xứ sai và bị quy kết thành gian lận xuất xứ.

Đối với các doanh nghiệp, mặc dù được tự chứng nhận xuất xứ thì cũng nên cử cán bộ của mình tham gia những khóa tập huấn về vấn đề chứng nhận xuất xứ để hiểu với một sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp sản xuất thì yêu cầu quy tắc xuất xứ trong EVFTA là như thế nào. Hoặc với quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu nhập khẩu và sản xuất trong nước thì doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chí xuất xứ hay không. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tự chứng nhận. Chúng tôi đánh giá đây là khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp khi tự chứng nhận xuất xứ.

EVFTA đã đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Đa số doanh nghiệp của chúng ta chưa tìm hiểu hoặc là chưa hiểu rõ về nội dung về xuất xứ hàng hóa trong EVFTA nói riêng cũng như các hiệp định thương mại tự do nói chung. Tuy nhiên, tôi nghĩ vấn đề này hoàn toàn không khó, vì mỗi doanh nghiệp chỉ sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm nhất định, không quá nhiều. Thế thì chỉ cần tìm hiểu quy tắc xuất xứ đối với nhóm hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất và xuất khẩu thôi. Doanh nghiệp có thể tham vấn với Bộ Công Thương, VCCI hoặc là tư vấn qua các doanh nghiệp dịch vụ, từ đó thể xác định chính xác xuất xứ của mình và khi đã xác định như vậy thì có thể tự tin để tự chứng nhận xuất xứ.

Ngoài vấn đề xuất xứ hàng hóa, qua thực tế triển khai, Bộ Công Thương nhận thấy những khó khăn lớn nhất của việc tận dụng EVFTA nói riêng và các FTA khác là gì? Cần phải làm gì để có thể tận dụng tốt hơn EVFTA và các hiệp định khác trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Thực tế cho thấy, hiện nay khả năng tận dụng các FTA, trong đó có EVFTA của các doanh nghiệp đang rất tốt. Điều này cũng dễ hiểu vì họ đã có cơ sở vật chất cũng như mạng lưới liên kết giữa nơi sản xuất là Việt Nam với các thị trường tiêu thụ. Như vậy, họ cũng nắm rất rõ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, thuế xuất hàng hóa để có thể tận dụng ưu đãi từ các hiệp định.

Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua một giai đoạn khá dài của tiến trình hội nhập cũng như tham gia nhiều FTA nhưng với một số doanh nghiệp mới tham gia thị trường và kể cả một số doanh nghiệp tham gia thị trường tương đối lâu thì vẫn chưa có cách nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề hội nhập cũng như tận dụng cơ hội từ tiến trình này. Và đâu đó vẫn xuất hiện một tâm lý cho rằng việc tận dụng được ưu đãi từ các FTA là khó khăn. Đây là tư duy các doanh nghiệp cần phải xóa bỏ.

Thực ra là hội nhập cũng như việc nắm bắt thông tin về hội nhập hoàn toàn không khó khăn, nhất là trong thời đại công nghệ hiện đại. Nếu người lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tìm hiểu thì hoàn toàn có thể nắm bắt được yêu cầu các mà các FTA đặt ra. Trên cơ sở đó, người lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định thay đổi về mặt quy trình sản xuất, thay đổi cơ cấu nguyên liệu và có hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp thì việc tận dụng các ưu đãi của hiệp định là điều hoàn toàn có thể làm được.

Tôi đã gặp được rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có sự chủ động trong vấn đề này và đối với họ thì việc này tương đối nhẹ nhàng. Đây chính là điều những doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới tham gia trường nên học tập để nhanh chóng nắm bắt, vượt qua những trở ngại, chủ yếu là về mặt tâm lý, qua đó có thể tận dụng tốt hơn các FTA.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan