Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Xuất xứ hàng hóa 01/06/2022 13:04 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) đã phát hành Thông báo số 1111300822 ngày 11/5/2022 về Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm xi-rô từ mật ong (Regulations Governing the Labeling of Prepackaged Honey and its Syrup Products).
Quy định này của Đài Loan được xây dựng dựa theo Khoản 10 Mục 1 Điều 22 Luật quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
![]() |
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan |
Nội dung chủ yếu gồm: Mật ong đóng gói sẵn và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong ≥ 60%, cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán và phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Đối với sản phẩm có thêm đường (xi-rô), tên sản phẩm phải được ghi "Mật ong bổ sung đường" hoặc các từ tương đương; (2) Đối với nguyên liệu thô khác không phải là đường (xi-rô) được thêm vào nhưng không thêm đường (xi-rô), thì tên của sản phẩm phải được đánh dấu bằng "Mật ong có chứa 〇〇 (với〇〇 là tên của nguyên liệu không phải là mật ong)" hoặc "Mật ong hỗn hợp/điều chế" hoặc các từ có nghĩa tương đương.
Mật ong đóng gói và các sản phẩm siro có hàm lượng mật ong dưới 60% mà tên sản phẩm có từ "mật ong (honey)", cỡ chữ của tên sản phẩm phải nhất quán với nhãn ghi rõ "Khẩu vị/ phong vị mật ong" hoặc các từ có nghĩa tương đương.
Nguồn gốc (nước) xuất xứ nguyên liệu thô của mật ong phải được ghi rõ trên bao bì mật ong và các sản phẩm xi-rô đóng gói sẵn, đồng thời căn cứ trên hàm lượng lần lượt ghi theo thứ tự giảm dần.
Sản phẩm mật ong đóng gói sẵn dán nhãn là "Mật ong", "Mật ong 100%", "Mật ong nguyên chất" hoặc các từ tương đương là các sản phẩm có thành phần chỉ là mật ong. Đối với các sản phẩm siro không có mật ong, tên của sản phẩm sẽ không được dán nhãn có ghi “mật ong/honey” hoặc các từ tương đương.
Việc ghi nhãn của sản phẩm không tuân thủ quy định này nếu phát hiện không trung thực, sai lệch, phóng đại hoặc gây hiểu nhầm... sẽ bị phạt theo các quy định có liên quan của luật này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA
