Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thương mại 12/08/2022 10:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về quy định xuất xứ hàng hóa mới của Ấn Độ Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh, cần lưu ý xuất xứ hàng hoá |
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định rõ, văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thu hồi trong những trường hợp sau đây: Giả mạo chứng từ, gian lận kê khai khi đề nghị cấp Văn bản chấp thuận; Giả mạo hồ sơ, chứng từ để tự chứng nhận xuất xứ; Không thực hiện trách nhiệm của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) không xem xét cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu đủ điều kiện đó bị thu hồi Văn bản chấp thuận.
Thương nhân bị thu hồi Văn bản chấp thuận sẽ được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
Ngoài việc thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ theo quy định hiện hành.
Về tiêu chí tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, dự thảo Nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a. Là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa. Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải có cam kết bằng văn bản của nhà sản xuất về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.
b. Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận Tự chứng nhận xuất xứ.
c. Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
d. Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
e. Đã được cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm và thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.
Cơ quan có thẩm quyền tham khảo, ưu tiên xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ trong trường hợp: Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để Nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Thương nhân đáp ứng quy định đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống www.ecosys.gov.vn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Online Friday 2023: Nhiều sản phẩm giá từ 1.000 đồng đến vài nghìn đồng

Ấn Độ ban hành câu hỏi rà soát hoàng hôn lệnh áp thuế trợ cấp ống thép hàn không gỉ Việt Nam

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"
Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023: Tập trung 6 nhiệm vụ trọng tâm

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

Thái Bình: Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2023

Lễ Kích hoạt giờ vàng Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023

Đà Nẵng: Khai mạc phiên chợ thanh toán không tiền mặt và phát động ngày mua sắm trực tuyến

Gạo Lộc Trời 28 và Nàng Hoa 9 nằm trong nhóm gạo Việt được vinh danh “Gạo ngon nhất thế giới 2023”

Lúa gạo Việt liên tục đón tin vui

TP. Hồ Chí Minh: Tìm cách kết nối, mở rộng giao thương cho doanh nghiệp

Ngành Công Thương Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Thương mại điện tử: Trụ cột thúc đẩy nền kinh tế số

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Giống gạo nào "ngon nhất thế giới"?

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD
