Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

PV

PV

Mua thiết bị vệ sinh không xuất xứ với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế.

Quảng Ninh: Hơn 200 sản phẩm thiết bị vệ sinh giả mạo bị tạm giữ Tốn thêm hàng chục triệu đồng vì mua thiết bị vệ sinh trôi nổi

Quyết định xuống tiền mua thiết bị vệ sinh nhập khẩu với mức giá rẻ hơn hàng nội địa, nhiều người gặp phải chuyện “dở khóc dở cười” bởi không thể tìm được linh kiện thay thế cũng như những khó khăn trong vấn đề bảo hành, sửa chữa, thậm chí phải chi một khoản tiền lớn để tháo dỡ và lắp đặt lại.

Vì muốn tiết kiệm một phần chi phí khi chuyển sang căn hộ mới, chị Phương (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) đã lựa chọn tin tưởng một cửa hàng bán lẻ thiết bị vệ sinh gần nhà mà không tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền. Chỉ sau vài tháng sử dụng, các thiết bị vệ sinh nhanh chóng xuất hiện tình trạng hoen ố, khó cọ rửa và nhiều vết rạn dù không chịu tác động lực lớn.

“Khi tìm mua thiết bị vệ sinh, chủ cửa hàng có giới thiệu các sản phẩm nhập. Tôi thấy mẫu mã đẹp, bắt mắt, độc lạ, mà giá thành lại rẻ hơn hàng nội địa từ 1-2 triệu nên quyết định chọn mua. Thế nhưng đến khi gặp vấn đề, cần bảo hành, sửa chữa thì không thấy có chính sách bảo hành rõ ràng…”, chị Phương nói.

Sau gần nửa năm kể từ ngày hoàn thiện công trình phụ, anh Khanh (Biên Hòa, Đồng Nai) liên tục gặp tình trạng bộ nhấn xả nước ở bồn cầu trong phòng vệ sinh bị kẹt, sau đó là hỏng hoàn toàn. Các phụ kiện trong phòng tắm như vòi sen, chậu rửa mặt cũng gặp tình trạng vỡ nứt, xuống cấp và đặc biệt là tắc. Gia đình anh đã liên hệ đến đơn vị phân phối nhiều lần để phản ánh nhưng không nhận được sự hỗ trợ. Sau nhiều lần bị từ chối yêu cầu bảo hành với lý do hãng không có chi nhánh tại Việt Nam, anh Khanh đành ngậm ngùi gọi thợ thi công đến tháo dỡ và lắp đặt một bộ thiết bị vệ sinh mới.

“Trước đây, khi chọn mua theo lời nhân viên tư vấn, tôi không hỏi rõ vấn đề bảo hành sửa chữa vì nghĩ kiểu gì bên phân phối sẽ chăm sóc khách hàng. Thế nhưng, cuối cùng lại phải mất thời gian và chi thêm hơn chục triệu đồng để lắp đặt lại toàn bộ”, anh Khanh chia sẻ.

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt
Các cửa hàng bán lẻ bày bán đa dạng thiết bị vệ sinh của nhiều thương hiệu

Theo khảo sát , thị trường nội địa đã và đang xuất hiện nhiều sản phẩm thiết bị vệ sinh không rõ nguồn gốc. Tại các cửa hàng phân phối, showroom lớn nhỏ trên cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… những mặt hàng này được bày bán chung với các thương hiệu trong nước khiến người tiêu dùng khó phân biệt.

“Các thiết bị vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ hấp dẫn người dùng bởi có mức giá khá rẻ, mẫu mã bắt mắt, hoa văn rực rỡ, chiết khấu cao và lời cam kết chất lượng của người tư vấn. Dòng sản phẩm này được chế tác khá tinh vi, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường rất khó nhận biết chất lượng, độ bền, vì vậy có không ít người gặp rắc rối trong quá trình sử dụng vì mua phải hàng kém chất lượng như hỏng hóc, tróc men, tắc cống, rò mùi…”, đại diện một thương hiệu thiết bị trong nước chia sẻ.

Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có một khuôn pháp lý hoàn chỉnh để kiểm soát các mặt hàng thiết bị vệ sinh cũng như vấn đề giao thương buôn bán vùng biên giới còn khá tự do, khó kiểm soát. Việc xuất hiện các sản phẩm kém chất lượng mang thương hiệu và nhãn mác của các đơn vị nổi tiếng là điều dễ bắt gặp ở các cửa hàng bán lẻ do người bán chưa thực sự nắm rõ được thông tin sản phẩm, tạo cơ hội cho sản phẩm thiết bị vệ sinh kém chất lượng trà trộn cùng các sản phẩm thương hiệu.

KTS Huỳnh Xuân Hải (Công ty cổ phần Thiết kế - Xây dựng và Đào tạo Kiến Thiết Việt) cho biết, sản phẩm thiết bị vệ sinh kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe người tiêu dùng. Để tránh gặp phải những phiền phức trên, các chủ nhà nên tìm đến hệ thống phân phối chính thức của các thương hiệu uy tín trên thị trường, thay vì lựa chọn các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, người dùng có thể ưu tiên lựa chọn các sản phẩm của cùng một thương hiệu để đảm bảo tính thẩm mỹ.

“Thiết bị không cần quá đắt đỏ hay nhất định phải dùng hàng nhập khẩu mới là tốt, vì các thương hiệu thiết bị vệ sinh trong nước hiện nay cũng có chất lượng cao, mẫu mã rất đa dạng. Tuy nhiên, người mua cần ưu tiên công năng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ như khi chọn bồn cầu, nên chọn dòng liền khối, kiểm tra kỹ vòi nước, nút gạt và chất men để đảm bảo độ bền”, KTS Huỳnh Xuân Hải khuyến cáo.

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt
Các thiết bị sứ vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ thường có nhiều hoa văn lạ, bắt mắt

Bên cạnh việc bổ sung kiến thức phân biệt các sản phẩm thiết bị vệ sinh kém chất lượng như: nhiều hoa văn lạ, có nhiều tem nhãn dán lên sản phẩm và màu sắc lạ như đen, vàng… Người tiêu dùng khi mua thiết bị vệ sinh cần chú ý đến nguồn gốc sản phẩm, xác thực rõ xuất xứ thông qua tem kiểm định, mã định danh QR code và thông tin in trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt nên cẩn trọng với các mặt hàng có nhiều nhãn dán, bao bì thô sơ, không hình ảnh minh họa hoặc có nhưng thiếu tính hoàn thiện.

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt
Sản phẩm thiết bị vệ sinh thương hiệu có mã QR và thông tin rõ ràng

“Người mua hàng nên lựa chọn các cửa hàng phân phối, showroom uy tín trên thị trường. Để đảm bảo vấn đề an toàn khi lựa chọn thiết bị vệ sinh, cần kiểm tra kỹ tem mác, đồng thời làm rõ các thông tin bảo hành với người bán, tránh mua phải hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ”, ông Hải chia sẻ thêm.

Ngoài ra, khi quyết định xuống tiền lựa chọn thiết bị vệ sinh, người mua hàng cần tìm hiểu và làm rõ minh bạch về thời gian, phương thức và địa chỉ bảo hành. Thông thường mỗi sản phẩm bán ra sẽ đi kèm phiếu bảo hành có thông tin cụ thể về thương hiệu, dấu đỏ doanh nghiệp, thông tin bảo hành, tên sản phẩm, thời gian và địa chỉ bán hàng và đơn vị bảo hành. Nếu gặp trường hợp mua hàng nhưng thời hạn bảo hành ngắn, không có sẵn thiết bị thay thế hoặc không có phiếu bảo hành, người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi mua để tránh mua phải hàng trôi nổi, kém chất lượng.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Đây là một trong những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018.
Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm vừa có thông báo để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và thực hiện quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan
Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng nhanh, dẫn tới nguy cơ mất thị trường.
Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Để đón những vận hội mới từ quá trình hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp (DN) logistics cần khẩn trương xây dựng giải pháp, chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao năng lực nội tại, hướng đến cung cấp dịch vụ logistics mang tính chuyên nghiệp, theo các chuẩn mực quốc tế.
Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Năm 2022 và thời gian tới, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bất lợi đến các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics trong nước nói riêng, trên thế giới nói chung. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp logistics bứt phá.
Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm

Thực tiễn hoạt động sản xuất và thương mại quốc tế trong những năm gần đây cho thấy, vấn đề nâng cao giá trị cho nông sản Việt, trong đó có vai trò của truy xuất nguồn gốc (TXNG) đang trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa.
Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đoàn các cấp, hướng đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, ngày 22/03 sẽ diễn ra Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc - Ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.
Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được ban hành mới đây có những quy định mới về xuất xứ hàng hoá.
Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Sự chủ động trong việc tìm hiểu quy tắc xuất xứ hàng hóa, tiếp cận thông tin về hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hơn những ưu đãi từ EVFTA. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Gian lận xuất xứ, nhãn mác, chuyển tải bất hợp pháp đã diễn ra trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng... Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, pháp luật liên quan đến xử lý gian pận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp… đang có những vướng mắc cần khắc phục.
Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa (XXHH) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Theo đó, nhà xuất khẩu sẽ được tự chứng nhận XXHH đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.
Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Bất chấp nhu cầu tiêu dùng chưa thực sự khởi sắc do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng mạnh, kết quả này có được nhờ tác động tích cực từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã đi vào thực thi.
Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Từ năm 2020 đến nay, trong tổng số gần 1,35 triệu bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi đã cấp, chỉ có khoảng gần 1.200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khẩu đề nghị xác minh xuất xứ. Như vậy, tỷ lệ C/O bị hải quan nước nhập khẩu yêu cầu xác minh xuất xứ trong tổng số C/O ưu đãi được cấp là rất nhỏ.
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam.
Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Trong quá trình thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp (DN) có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi tối đa cho DN. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận rất lớn nếu không được kiểm soát.
Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có những yêu cầu nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ. Do đó, để đáp ứng được là rất khó khăn. Tuy nhiên về lâu dài, nếu doanh nghiệp Việt Nam làm tốt việc này, cơ hội rất lớn sẽ mở ra đối với hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng nhiều lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn chưa tận dụng triệt để được các ưu đãi.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng  hiệu quả C/O ưu đãi

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 52% với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O gần 10 tỷ USD.
Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

Sau hơn 2 năm Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn tận dụng hiệu quả cơ hội từ hiệp định này, doanh nghiệp (DN) cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa.
EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

Quy tắc xuất xứ (QTXX) trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tuy phức tạp nhưng lại linh hoạt xuất xứ với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đang được doanh nghiệp (DN) nỗ lực tận dụng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động