Chủ nhật 24/11/2024 16:45

Chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng thương hiệu cho nông sản

Chỉ riêng mặt hàng gạo, Việt Nam có cả 100 loại giống. Nếu cứ xây dựng thương hiệu quốc gia cho cả 100 loại sẽ không biết chọn loại nào.

Xuất khẩu nhiều nhưng chưa có thương hiệu

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số kỷ lục với 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Mặc dù xuất khẩu kỷ lục là vậy nhưng thực tế tôm Việt vẫn chưa có thương hiệu. Do đó, trong định hướng phát triển sắp tới, các tỉnh có thế mạnh về tôm như Cà Mau, Bạc Liêu đều định hướng xây dựng thương hiệu cho con tôm để tăng giá trị sản phẩm.

Đơn cử Bạc Liêu định hướng phát triển trung tâm công nghiệp ngành tôm với mục tiêu đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỉ USD và trở thành một trong những địa phương có doanh thu từ con tôm cao nhất cả nước trong ngành tôm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trung Hiếu - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, việc xây dựng thương hiệu tôm thực tế khó khăn thách thức rất lớn. Đầu tiên là Bạc Liêu chưa có nhiều nhà máy chế biến. Sản lượng chế biến mới đạt khoảng 80.000 tấn/năm, chiếm khoảng 30% sản lượng tôm 420.000 tấn/năm của toàn địa phương. Chính vì vậy, tỉnh mời gọi và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến tôm cũng như cùng địa phương xây dựng thương hiệu cho con tôm của Bạc Liêu.

Còn tỉnh Cà Mau, tại địa phương từ cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là nông dân, chưa có nhiều người hiểu cặn kẽ về thương hiệu nên sự tham gia không có hiệu quả. Ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, cần truyền thông phối hợp với các chuyên gia tổ chức nhiều chương trình giúp địa phương thay đổi nhận thức về thương hiệu.

"Để xây dựng thương hiệu trong điều kiện hệ sinh thái chưa thể hình thành, tỉnh Cà Mau đề xuất các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, có tâm huyết cùng phối hợp với tỉnh để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã có tên tuổi trên thị trường. Đồng thời, kiến nghị các cấp lãnh đạo cho phép doanh nghiệp, địa phương triển khai thí điểm các dự an xây dựng thương hiệu theo dạng thí điểm chính sách, vượt khỏi khuôn khổ quy định pháp luật ở phạm vi dự án để có được nhiều hơm mô hình sáng tạo, hiệu quả" - ông Lê Văn Sử nêu ý kiến.

Thực tế không riêng con tôm mà hiện nay nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như chè, điều, sầu riêng… cũng đều chưa tạo được thương hiệu khi xuất khẩu, dẫn tới giá trị sản phẩm chưa cao.

Phải lựa chọn sản phẩm có lợi thế cạnh tranh

Chia sẻ tại tọa đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt” ngày 6/4, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết: Nên hiểu thương hiệu theo 3 cấp độ khác nhau như thương hiệu quốc gia, trên cơ sở xây dựng thương hiệu cho một loại quả, cây nào đó; thương hiệu về ngành hàng mang tính chất địa phương như quả vải ở Bắc Giang và Hải Dương; cuối cùng hết sức quan trọng là thương hiệu doanh nghiệp bao gồm thương hiệu sản phẩm, công ty, cá nhân doanh nghiệp.

“Đôi khi xây dựng thương hiệu lại gắn với sự kiện nào đó. Ví dụ cá tra Việt Nam tự nhiên rất nổi tiếng vì Mỹ đánh thuế chống phá giá liên tục. Người tiêu dùng các nước tò mò, từ đó thương hiệu cá tra Việt Nam được nhiều người biết”- ông Chinh cho biết thêm.

Ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (ngoài cùng bên phải)

Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là những lợi thế mà doanh nghiệp cần tận dụng. Và muốn tận dụng, quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng thương hiệu sản phẩm trong hệ sinh thái chế biến, vừa giúp tăng giá trị gia tăng và vượt qua rào cản để xuất hàng đi, bên cạnh đó cần đưa tinh thần xanh vào khi xây dựng và đánh giá sản phẩm để làm thương hiệu.

Ông Chinh cho biết thêm, theo chương trình Thủ tướng Chính phủ giao, từ năm 2019, tầm nhìn 2030, Bộ Công Thương phải phát triển thương hiệu thực phẩm với 9 mặt hàng như: Chè, cà phê, tiêu, hạt điều, rau quả, ngũ cốc, thủy sản, rau quả tươi, mật ong. Tuy vậy không phải đưa hết những mặt hàng này vào làm thương hiệu mà có sự chọn lựa, sàng lọc. Phải tính toán xem lợi thế mặt hàng nào vào có khả năng vượt đối thủ cạnh tranh không để xây dựng. Hiện Bộ Công Thương đang lồng ghép việc xây dựng thương hiệu vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với sự hỗ trợ của các ngành hàng.

“Cái khó của Việt Nam là sự phong phú của nhiều loại giống trong một loại nông sản. Chẳng hạn, riêng gạo có cả 100 loại giống, trong khi Thái Lan chỉ có vài loại họ mới xây dựng được. Nếu cứ xây dựng thương hiệu quốc gia cho cả 100 loại giống này, không biết chọn loại nào. Do đó việc lựa chọn xây dựng thương hiệu đối với loại hoa quả nào phải tính đến lợi thế cạnh tranh. Không phải cứ loại quả nào cũng mang ra làm thương hiệu” - ông Phan Văn Chinh nói.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia