Chủ nhật 22/12/2024 18:21

Chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và đảm bảo an toàn

Bộ Công Thương chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn sức khỏe của con người, môi trường. Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tân trang, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nội địa trong lĩnh vực công nghiệp.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo cam kết tại Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).

Theo dự thảo, hàng hóa tân trang là hàng hóa được cấu thành một phần hoặc toàn bộ từ vật tư, nguyên liệu tái sử dụng, có vòng đời sản phẩm, có công năng sử dụng như hàng hóa mới và được doanh nghiệp sản xuất bảo hành như hàng hóa mới.

Bộ Công Thương cho biết tại một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, cam kết về hàng hóa tân trang đã được đề cập. Theo đó, các nước cam kết không đối xử mặc định hàng hóa tân trang như hàng hóa đã qua sử dụng.

Bên cạnh việc thực thi cam kết, xu hướng phát triển hàng hóa tân trang đang là một xu hướng mới, xu hướng của tương lai khi các nguồn nguyên vật liệu, nhất là nguyên liệu quý, có giá trị dần trở nên khan hiếm.

Theo Hiệp định CPTPP, nếu Việt Nam áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu hàng đã qua sử dụng thì không được áp dụng các biện pháp này đối với hàng tân trang. Do đó, việc ban hành văn bản pháp luật quy định thực thi cam kết về nhập khẩu hàng hóa tân trang cần phải được thực hiện để đảm bảo phù hợp với cam kết và tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động này.

Với cơ sở pháp lý nêu trên, nhằm thiết lập cơ chế quản lý công khai, minh bạch, chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa tân trang, Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP là cần thiết.

Theo Bộ Công Thương, dự thảo Nghị định được xây dựng theo nguyên tắc: Tuân thủ nội dung cam kết về hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP đối với các nước thành viên Hiệp định, đáp ứng yêu cầu hội nhập và trách nhiệm thực thi các cam kết quốc tế. Chỉ mở cửa thị trường cho chủng loại hàng hóa tân trang đáp ứng yêu cầu theo Hiệp định và cho hàng hóa của các nước thành viên Hiệp định.

Bộ Công Thương chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo an toàn sử dụng, an toàn sức khỏe của con người, môi trường. Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tân trang, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nội địa trong lĩnh vực công nghiệp.

Dự thảo Nghị định quy định chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa tân trang quy định tại Nghị định này và đáp ứng các điều kiện: Được xác nhận, cam kết có công năng sử dụng, vòng đời sản phẩm và chế độ bảo hành như hàng hóa mới; Được tân trang tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở tân trang của doanh nghiệp sản xuất (gọi chung là cơ sở tân trang) và cơ sở này phải được Bộ Công Thương cấp mã số cơ sở tân trang; Đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP; Đáp ứng quy định của pháp luật Việt Nam về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn, đo lường và bảo vệ môi trường như hàng hóa mới cùng chủng loại; Được ghi nhãn bổ sung để xác định là hàng hóa tân trang khi phân phối, lưu hành trên thị trường Việt Nam.

Quy định về điều kiện đối với hàng hóa tân trang như dự thảo Nghị định là hoàn toàn phù hợp với cam kết tại Hiệp định CPTPP và đảm bảo nguyên tắc quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang vào Việt Nam như đã nêu ở trên.

Thương nhân được quyền nhập khẩu hàng hóa tân trang khi hàng hóa đó đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này và được các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép nhập khẩu.

Thương nhân nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương và bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý định kỳ trước ngày 30/1 hằng năm về tình hình nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP của năm trước đó theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển