Thứ tư 18/12/2024 15:40

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.

Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để vươn lên giảm nghèo bền vững.

Với ngành kinh tế mũi nhọn là nông - lâm nghiệp, tỉnh ưu tiên phát triển các trang trại, kinh tế tập thể, hợp tác xã sản xuất theo hướng chuỗi giá trị hàng hóa. Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 386 hợp tác xã (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020) và 1 liên hiệp hợp tác xã. Trong năm 2021 thành lập mới 39 hợp tác xã trong đó có 31 hợp tác xã nông nghiệp, 8 phi nông nghiệp.

Mô hình hợp tác xã đã có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm cũng như thu nhập cho bà con dân tộc thiểu số.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số tham gia mô hình hợp tác xã, tỉnh đã tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Điển hình như hợp tác xã Án Lại (xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An) với mô hình phát triển vùng nguyên liệu dong riềng, sản xuất tinh bột để vừa giữ gìn nghề làm miến truyền thống, vừa phát triển kinh tế gia đình.

Nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng, hợp tác xã Án Lại đã xây dựng được nhà xưởng, mua máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất. Cùng với nghề sản xuất miến dong, cây dong riềng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Không những thế, hợp tác xã Án Lại còn bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hơn 200 hộ liên kết trong xã với sản lượng trung bình 6 tấn/hộ/năm. Các hộ thành viên của hợp tác xã Án Lại và khoảng 20 lao động địa phương có việc làm ổn định với thu nhập trung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình hợp tác xã đã giúp người dân tại khu vực nông thôn tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số dần ổn định cuộc sống, rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, góp phần thiết thực vào chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Giang Đoàn
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Sữa Cô Gái Hà Lan nỗ lực viết tiếp hành trình hỗ trợ đồng bào khắc phục sau thiên tai

Sơn La: Quy định nội dung hỗ trợ các dự án sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp