Thứ hai 18/11/2024 00:23

Cần Thơ: Thấy gì từ quy hoạch phát triển Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2?

Mới đây, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ khóa X, các đại biểu đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 KCN Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2).

Kỳ vọng hạ tầng công nghiệp hiện đại, bền vững

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh là khu công nghiệp phát triển chuyên sâu dựa trên tiềm năng và lợi thế của khu vực, hình thành khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Đề án sẽ là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) có phạm vi quy hoạch tại xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ (Ảnh: Cantho.gov.vn)

Phạm vi lập quy hoạch tại xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Phía Tây Bắc giáp hành lang an toàn đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1), xã Vĩnh Trinh; phía Đông Nam giáp với khu dân cư hiện hữu và khu vực canh tác nông nghiệp xã Vĩnh Bình; phía Tây Nam giáp với khu vực canh tác nông nghiệp xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình; phía Đông Bắc giáp với khu vực canh tác nông nghiệp, khu dân cư xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình.

Dự kiến Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) được bố trí đa dạng các ngành nghề với các loại hình hậu cần cảng biển, cảng cạn, kho tàng bến bãi. Diện tích quy hoạch khoảng 559,86 ha. Quy mô lao động dự kiến khoảng 25.000 - 32.000 người.

Các phân khu chức năng gồm: Khu sản xuất công nghiệp kho bãi; khu hậu cần công nghiệp, logistics; khu hành chính - thương mại - dịch vụ; khu dịch vụ tiện ích - cơ sở lưu trú; các công trình hạ tầng- kỹ thuật; khu cây xanh, mặt nước. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan thoáng mát, tạo dựng môi trường làm việc và nghỉ ngơi tốt cho người lao động…

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) sẽ giáp hành lang an toàn đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) (Ảnh: Cantho.gov.vn)

Cơ hội thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người lao động

Hiện nay, TP. Cần Thơ có 7 khu công nghiệp hiện hữu, gồm: Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 (135 ha), Khu Công nghiệp Trà Nóc 2 (155 ha), Khu Công nghiệp Hưng Phú 1 (262 ha), Khu Công nghiệp Hưng Phú 2 (67 ha), Khu Công nghiệp Thốt Nốt (74,87 ha), Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh - giai đoạn 1 (293,7 ha).

Các khu công nghiệp phát triển là sự kỳ vọng của lãnh đạo chính quyền địa phương về thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách Nhà nước. Đồng thời là niềm mong mỏi của người lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể làm việc tại địa phương mà không cần phải xa quê hương.

Ngay khi thông tin về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại Cần Thơ, chị Nguyễn Thị Mai Hương (huyện Phong Điền – TP. Cần Thơ) hào hứng: "Tôi làm công nhân ở Bình Dương cũng đã hơn 5 năm, vợ chồng tôi phải gửi các con cho ông bà ngoại chăm sóc vì điều kiện kinh tế khó khăn. Chúng tôi rất hy vọng sẽ được về làm việc tại quê nhà để có điều kiện gần gũi, chăm sóc các con. Nay nghe tin có thêm khu công nghiệp là vui lắm, vợ chồng tôi đã có dự định về Cần Thơ làm việc để thoát cảnh ly hương".

Còn bạn Phan Văn Phong (sinh viên trường Đại học Cần Thơ) cho hay: "Hiện tại ở Cần Thơ, cơ hội việc làm rất ít, ngành công nghiệp thực phẩm như tụi em đang theo học tại đây càng hạn hẹp hơn. Nếu Cần Thơ quy hoạch thêm khu công nghiệp thì tụi em có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn khi ra trường. Vừa gần gia đình, vừa có thể đóng góp sức mình cho quê hương”.

Đại diện Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Cần Thơ cho biết, lãnh đạo và ban quản lý luôn mong mỏi các nhà đầu tư hạ tầng sẽ sớm đi vào triển khai các dự án mới để TP. Cần Thơ có thêm nhiều khu công nghiệp hiện đại, xanh, thân thiện, bền vững.

Trong tương lai, thành phố sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư thứ cấp phát triển những loại hình công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp xanh; sản xuất, chế biến sâu nông - thủy - hải sản, công nghiệp hỗ trợ, dược phẩm, dược liệu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng sạch…

Theo Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cần Thơ có 14 khu công nghiệp thuộc địa bàn các quận, huyện: Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh với diện tích khoảng 7.473 ha.

Trong đó có 7 khu công nghiệp đã thành lập gồm: Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135 ha), Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (155 ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (262 ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 2 (67 ha), Khu công nghiệp Thốt Nốt (74,87 ha), Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh - giai đoạn 1 (293,7 ha).

Theo quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, thành phố sẽ thành lập 7 khu công nghiệp mới với tổng diện tích hơn 6.485 ha, bao gồm: Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2), Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh 2, Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh 3, Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh 4. Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh 5. Khu Công nghiệp Cờ Đỏ - Thới Lai và Khu Công nghiệp Công nghệ cao quận Ô Môn.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng