Chủ nhật 11/05/2025 12:50
Đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối quốc tế

Cần phương thức tiếp cận phù hợp

Theo các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, để hàng Việt được phân phối trực tiếp tại các hệ thống bán lẻ lớn trên thế giới, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ ở tất cả các khâu.  
Cà phê G7 giới thiệu tại một hội chợ ở Singapore

Bất cập xuất khẩu qua trung gian

Theo ông Đặng Hoàng Hải - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), hiện nay, hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài phần lớn qua khâu trung gian thay vì xuất khẩu trực tiếp vào chuỗi phân phối. Ví dụ: Mặt hàng cà phê 90%; đồ gỗ 80%; da giày hơn 70%…

Bất cập của hình thức phân phối qua trung gian là ký hợp đồng xuất khẩu xong doanh nghiệp không biết hàng hóa của mình được phân phối tại đâu. Thậm chí, nhiều mặt hàng còn không được in nhãn mác sản xuất tại Việt Nam. Do không biết hàng hóa sản xuất ra được bán đi đâu, doanh nghiệp không tiếp cận, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng; không thay đổi kịp theo thị hiếu người tiêu dùng và không cạnh tranh được với hàng hóa của các quốc gia khác.

“Xuất khẩu qua khâu trung gian không tạo ra giá trị thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bị ép giá. Cũng vì bị ép giá, một số doanh nghiệp làm ẩu, hàng mất sức cạnh tranh” - ông Đặng Hoàng Hải nhấn mạnh.

Đưa hàng Việt ra thế giới

Để hàng Việt Nam có thể tiếp cận được hệ thống phân phối thế giới, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 3/9/2015.

Mục tiêu của đề án là tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam thông qua các mạng lưới phân phối lớn của nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam như Big C, Aeon, Lotte Mart, Metro; thúc đẩy, mở rộng xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam thông qua các mạng phân phối lớn khác như Walmart, Carefour; phấn đấu giảm tỷ trọng xuất khẩu qua trung gian đối với các mặt hàng cà phê, dệt may, da giày, đồ gỗ. Trong đó cà phê xuống dưới 80%, đồ gỗ còn khoảng 50%.

Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Công Thương về chủ đề đưa hàng Việt tiếp cận chuỗi phân phối nước ngoài mới đây, phần lớn các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài khẳng định: Nội dung, mục tiêu của đề án rất thiết thực. Tuy nhiên, để đưa hàng Việt vào chuỗi phân phối nước ngoài hiệu quả, thời gian tới cần đưa đề án này vào chương trình trọng điểm quốc gia, coi đó là một mục tiêu để phấn đấu. Ngoài ra, để hàng Việt tiếp cận được với chuỗi phân phối thế giới, doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ tất cả các khâu, chuẩn bị hàng mẫu, cho đến cách thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Sỹ - cho rằng, ở mỗi thị trường khác nhau, yêu cầu hàng hóa có những tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, muốn hàng Việt ra nước ngoài thuận lợi, doanh nghiệp cần có những cách tiếp cận phù hợp với từng thị trường. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan chức năng cần giảm thiểu thời gian, thủ tục hành chính về thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan dễ dàng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa: Để hàng Việt Nam tiếp cận được chuỗi phân phối thế giới, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD