Cần có cơ chế giám sát gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam

Gần đây thị trường gạo trong nước xuất hiện nhiều thông tin liên quan đến nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về sản xuất, thậm chí có tình trạng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu với giá cao. Nhiều ý kiến quan ngại nếu không có giải pháp kịp thời có thể ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của gạo Việt khi xuất khẩu.

Cảnh báo tình trạng giả mạo xuất xứ gạo Việt

Mới đây Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã tạm giữ hàng chục container gạo nhập khẩu từ Ấn Độ nghi vấn gian lận xuất xứ Việt Nam của một doanh nghiệp tại Hà Nội (đăng ký làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát Lái). Đáng nói là dù tờ khai hải quan của lô hàng này có xuất xứ Ấn Độ nhưng trên bao bì, nhãn mác thể hiện xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam.

Cần có cơ chế giám sát gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam
Lúa gạo trong nước cũng có thể ảnh hưởng vì gạo nhập khẩu giá rẻ

Trước đó, vào tháng 3/2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ từ lô hàng gạo xuất khẩu thuộc tờ khai số 3038... Theo khai báo của doanh nghiệp này, lô gạo xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhưng qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết có nghe thông tin nhưng chưa có báo cáo cụ thể cũng như chưa xác định những doanh nghiệp nào đang thực hiện nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam.

Tuy vậy, trên thực tế theo thống kê Hải quan, kể từ đầu năm 2021 tới tháng 4/2021 đã có trên 180.000 tấn các loại được nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam. Cũng theo Hải quan, giá CIF đối với gạo Indian Swarna 5% tấm tại cảng Hải Phòng là 426 USD và tại cảng Cát Lái là 423 USD/tấn. Đối với gạo IR64 của Ấn Độ, giá CIF lại cảng Hải Phòng và 318 USD và tại cảng Cát Lái là 315 USD/tấn.

Sở dĩ gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được nhiều doanh nghiệp lý giải là do theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024). Riêng đối với sản phẩm gạo, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của AIFTA, các loại gạo 5% tấm và 100% tấm nhập khẩu từ Ấn Độ được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, giá 2 loại gạo này của Ấn Độ hiện chỉ ở mức khoảng 388 USD/tấn và 273 USD/tấn (theo biểu giá gạo được công bố bởi VFA), thấp hơn trên 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Việt Nam đang giao dịch trên sàn thế giới. Đây có thể là nguyên nhân gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam có xu hướng tăng lên trong thời gian qua.

Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE - cho biết, mặc dù doanh nghiệp nhập khẩu lý giải rằng lượng gạo này chủ yếu để làm bánh, bún… do nguồn cung trong nước thiếu hụt. Tuy nhiên, có một số đã đánh bóng, rồi pha trộn thêm gạo trắng Việt Nam sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với xuất xứ Việt Nam. “Kể từ tháng 4/2021 đã có một số nhà nhập khẩu tại Trung Đông đã phản ánh với chúng tôi về việc gạo trắng của Việt Nam gần đây rất xấu, cũ, chất lượng chỉ ở mức tương đương với gạo Ấn Độ. Cùng với đó khách hàng này đã đề xuất sau tháng 6/2021 sẽ không đặt đơn hàng mới với chúng tôi vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam” - ông Có chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Phước Thành IV - cho rằng, gần đây thị trường xuất hiện nhiều lời mời chào hàng mua gạo Ấn Độ với giá rất rẻ, trong khi đó giá gạo của Việt Nam hiện được bán với giá tương đối cao. Tuy nhiên Phước Thành đã từ chối vì cần bảo vệ lợi ích của chính người trồng lúa Việt Nam.

Đề xuất có hàng rào thương mại

Trước tình trạng trên, để bảo vệ ngành lúa gạo trong nước cũng như tránh tình trạng gạo xuất khẩu bị ảnh hưởng, ông Nguyễn Văn Thành đề xuất, Nhà nước nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng về việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ như khối lượng bao nhiêu, nhập với mục đích gì…

“Tôi đồng ý rằng, đã theo sân chơi hội nhập thì việc giảm thuế quan là tất yếu và chúng ta phải đi theo quy luật đó. Tuy nhiên, để hình ảnh gạo Việt không ảnh hưởng thì Nhà nước cần sớm vào cuộc thông qua cấp hạn ngạch nhập khẩu chẳng hạn” - ông Thành mong mỏi.

Cùng chung ý kiến này, một số thương nhân cũng kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối với gạo nhập khẩu để tránh tình trạng nhập nhèm về xuất xứ làm ảnh hưởng tới uy tín của gạo Việt Nam trong mắt các nhà nhập khẩu.

“Hiện Ấn Độ đang ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh nên việc nhập khẩu từ thị trường này cũng dấy lên quan ngại dịch bệnh cho Việt Nam và chúng ta nên có hình thức kiểm dịch Covid như phía Trung Quốc đã làm với hàng đông lạnh của Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Ấn Độ về kinh doanh trong nước cần được giám sát hoặc kiểm hóa tất cả lô hàng nhập về để đảm bảo minh bạch. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm nên rút giấy phép để răn đe” - ông Phan Văn Có nêu ý kiến.

Trong phiên chào bán gạo xuất khẩu ngày 24/5, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 493-497 USD/tấn và gạo 100% tấm ở mức 423-427 USD/tấn. Trong khi đó gạo cùng loại của Ấn Độ được chào bán có giá lần lượt là 388-392 USD/tấn và 273-277 USD/tấn, thấp hơn tới trên 100 USD/tấn so với gạo Việt Nam.
Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động