Thứ tư 01/01/2025 09:26

Buôn lậu và gian lận thương mại “vẫn nóng” trên nhiều chiến tuyến

Buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp, hình thức vi phạm online diễn ra rất mạnh, đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên đẩy lùi vấn nạn này.

Đánh cắp thị phần của doanh nghiệp làm ăn chân chính

Chia sẻ tại Tọa đàm “Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử lý” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 29/11, ông Dương Đức Duy - Trưởng ban quản lý dự án - Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông - cho biết, sản phẩm bóng đèn LED của công ty hiện nay đang bị làm giả, làm nhái tràn lan trên thị trường và được chào bán trong các hệ thống phân phối với giá thấp, chế độ chiết khấu hấp dẫn. Việc này ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và người tiêu dùng bởi họ phải bỏ ra số tiền lớn nhưng không được sử dụng sản phẩm có giá trị, chất lượng tương đương.

Tọa đàm “Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử lý”

“Với sự phát triển nhanh của công nghệ, hình thức vi phạm online đang diễn ra rất mạnh. Các đối tượng thậm chí xây dựng website riêng, sử dụng hình ảnh của công ty nhưng khi giao hàng cho đại lý phân phối lại là sản phẩm khác, kém chất lượng. Ngoài ra, một số đối tượng tuyển đại lý bán hàng qua mạng xã hội, chào bán sản phẩm qua sàn thương mại điện tử…”, ông Dương Đức Duy cho biết thêm.

Đáng chú ý, có một số trường hợp vi phạm với thủ đoạn đối phó tinh vi, sản xuất nhiều mặt hàng với quy mô lớn, trong đó có làm giả sản phẩm của Rạng Đông, làm theo thời vụ và thay đổi mẫu mã liên tục. Do đó, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý triệt để.

Hiện nay, cơ chế xử phạt hành chính theo giá trị sản phẩm còn nhẹ, chưa đủ răn đe. Do đó, ông Dương Đức Duy đề xuất cần cần bổ sung hình phạt nặng hơn. Mặt khác, công nghệ và thương mại điện tử phát triển mạnh thu hút người tiêu dùng mua sắm nhiều, vì vậy, cần hình thành cơ chế quản lý giám sát đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp một cách minh bạch, an toàn, có chế tài rõ ràng nhằm giảm thiểu hàng hoá vi phạm trên sàn thương mại.

Không chỉ ở vấn đề hàng giả, hàng nhái, vấn đề hàng lậu cũng “nóng” không kém. Ông Nguyễn Triết - Tổng thư ký Hiệp hội thuốc lá Việt Nam - cho biết, trong lúc việc sản xuất, kinh doanh thuốc lá trong nước được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý nghiêm ngặt, thì thuốc lá nhập lậu lại bộc lộ nhiều nguy cơ khó lường. Các đối tượng buôn lậu thuốc lá ngày càng manh động, bất chấp sự kiểm soát của pháp luật vì thuốc lá gọn nhẹ, dễ vận chuyển, lợi nhuận cao, trốn tất cả các loại thuế gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 70%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhập khẩu 135%...

Đáng chú ý, đối tượng buôn lậu thuốc lá gần đây xuất hiện nhiều hành vi tinh để né tránh lực lượng chức năng, khi bị bắt giữ, các đối tượng sẵn sàng chống trả để cướp hàng. “Thực tế trong 2 năm dịch bệnh, công tác phòng dịch đồng thường nâng cao kiểm soát biên giới đã giúp hoạt động buôn lậu thuốc lá được giảm xuống. Điều đó cũng cho thấy giải pháp hiệu quả để ngăn chặn buôn lậu thuốc lá là tăng cường lực lượng chức năng về lực lượng biên phòng, kiểm soát biên giới và quản lý chặt chẽ trong việc bán lẻ”, ông Nguyễn Triết chia sẻ.

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường chống hàng lậu, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử

Theo báo cáo, số vụ chống buôn lậu qua biên giới đến nay giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, buôn lậu hàng giả ở trong nước vẫn diễn ra rất phức tạp. Ông Nguyễn Văn Hoàn Phó Cục trưởng Cục Điều tra Chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) – cho hay, doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi và thông thoáng của Chính phủ, nhất là trong giai đoạn sau dịch Covid-19 đi sâu và len lỏi vào nội địa với nhiều thủ đoạn mới.

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhập hàng hoá giấu tên qua đường chuyển phát nhanh, đường hàng không; nhập nguyên liệu kinh doanh sản xuất và chuyển tiêu thụ nội địa, gây thất thu thuế nhà nước. Hay tình trạng nhập gia công, thay thế nhãn mác, làm giả xuất xứ rồi xuất đi nước thứ 3 ảnh hưởng đến thương hiệu Việt và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối mặt với tình trạng này, các doanh nghiệp làm ăn chân chính gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản.

Ông Nguyễn Văn Hoàn lấy dẫn chứng, đơn cử về việc khởi tố hơn 10 vụ hạt điều trong nước trong năm nay, cơ quan chức năng đã xử lý các doanh nghiệp lợi dụng chế độ thông thoáng để nhập khẩu, đưa tiêu thụ nội địa, trốn thuế rất lớn. Ngoài ra, Cục Điều tra chống buôn lậu đã xử lý các đối tượng lợi dụng việc hợp tác để cấp CO giả cho doanh nghiệp. Hiện nay, có khoảng 500 doanh nghiệp cấp CO giả, ảnh hưởng đến thương hiệu hàng hoá trên thị trường, trực tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

“Đây là vấn đề rất nhức nhối, trong Quy chế xử lý hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ theo Nghị định 99 năm 2013 đối với hàng hoá xuất khẩu, cơ quan chức năng phát hiện thì không có chế tài xử lý, chỉ buộc tái xuất. Quy định này gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý”, ông Nguyễn Văn Hoàn nhấn mạnh.

Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Đăng Sinh - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả - cho biết, chúng tôi cũng nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp có tình trạng hàng giả, hàng lậu tương tự. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khó khăn vướng mắc trong phối hợp khi xử lý các vụ việc gồm khó khăn trong xác định kho hàng, chủ sở hữu hoặc công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường…

Còn theo ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số quy định pháp luật liên quan còn bất cập, "sơ hở", công tác thực thi chưa thực sự đồng bộ, các chế tài xử phạt chưa nghiêm khắc, thậm chí, có trường hợp “bảo kê” cho hành vi vi phạm.

Giải pháp gì cho đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái?

Chia sẻ về giải pháp tại các quốc gia trên thế giới trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, ông Adrian Clarke - Quản lý Đối ngoại Công ty JTI Việt Nam - cho biết, các quốc gia như Đài Loan có hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu dùng về hệ luỵ với hàng nhái hàng giả với chính sức khoẻ của họ. Cũng như tác động tiêu cực tới hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp cũng như chính các nhà sản xuất chân chính. Đây là cách thức tốt để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm bất hợp pháp, những tác động tiêu cực khi họ sử dụng chính những sản phẩm đó, hệ luỵ tổn hại tới toàn xã hội, cũng như chế tài xử phạt nếu họ vi phạm.

“Hay tại Anh, chúng tôi cũng có những chương trình hiệu quả hướng tới những người bán lẻ và cả người tiêu dùng, cả trên phương tiện trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt, tạo điều kiện dễ dàng để người dân có thể trình báo cho người dân khi nghi ngờ có hành vi này. Chúng tôi có chương trình giáo dục thay đổi nhận thức và khuyến khích trình báo với người tiêu dùng, đưa luật pháp vào cuộc sống. Tuy nhiên, để làm được như vậy cần chế tài nghiêm khắc”, ông Adrian Clarke cho biết.

Khẳng định việc đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu là rất khó khăn, nếu doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức quốc, cơ quan chức năng không thống nhất, đồng lòng phối hợp. Về phía Bộ Công Thương, ông Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục đặt mục tiêu đến năm 2025, không để hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bày bán tại Trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi…; 100% các làng nghề không được phép sản xuất, bán công khai các sản phẩm hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó là các tuyến phố du lịch tuyệt đối xóa bỏ bán hàng giả, hàng nhái.

Từ đầu năm đến nay, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã bắt và xử lý 14.700 vụ vi phạm, tổng trị giá là hơn 5.100 tỷ, xử phạt và nộp ngân sách nhà nước 334 tỷ đồng, khởi tố 36 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố là 112 vụ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán cạnh tranh trong các FTA

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao nhận thức về hành vi hạn chế cạnh tranh

Vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 3 doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 315 triệu đồng

Giám sát chương trình triệu hồi hơn 40 xe Honda Gold Wing GL1800 lỗi kỹ thuật

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

Đa cấp Sen Việt Group chấm dứt hoạt động, rút tiền ký quỹ

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”